Đề thi tuyển sinh vào lớp 10

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nga | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN QUỲ HỢP
PHÒNG GD - ĐT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 VÒNG 1 – NĂM HỌC 2012-2013



MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)
... “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực...”
( Trích “Hai cây phong” Ngữ văn 8 –tập 1)
Hãy chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn;
Tác dụng của các biện pháp tu từ đó;
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em về đoạn văn trên;
Câu 2: ( 6,0 điểm)
Từ việc cảm thụ hai câu thơ :
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Em hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẫu tử của con người.
Câu 3: ( 10,0 điểm):
Đằng sau phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ.

(Hết)


Lưu ý: HS bảng A làm hết đề
HS bảng B không phải làm ý b của câu 1


Họ và tên thí sinh:......................................................SBD:...............




PHÒNG GD-ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
QUỲ HỢP LỚP 9 -VÒNG 1- Năm học 2012 – 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, suy nghĩ sâu sắc, cảm thụ tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng …); đặc biệt khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo và phong cách cá nhân của người làm bài.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, tránh đếm ý cho điểm nhằm đánh giá một cách chính xác kiến thức và kỹ năng của thí sinh.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý chính và những thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và bảo đảm tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khách quan, khoa học.
- Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,5
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Câu 1: (4,0 điểm)
a. (1,0 điểm) HS chỉ ra được những biện pháp tu từ đã sử dụng trong đoạn văn: So sánh, nhân hóa
- Nhân hóa: (0,5điểm) Hình ảnh hai cây phong: có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu,....tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm,....bỗng im bặt,......cất tiếng thở dài,.....nghiêng ngả tấm thân dẻo dai,....reo vù vù.
- So sánh: (0,5 điểm) Hai cây phong : như làn sóng thủy triều; như một tiếng thì thầm thiết tha; như một đốm lửa vô hình; như tiếc thương người nào; như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực;
b.(1.0 điểm) HS phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ trên:
- Góp phần diễn tả thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Nga
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)