Đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn

Chia sẻ bởi Trần Thanh Sơn | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIAO DUC ĐÀO TẠO
BÌNH LỤC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
(Đề đề xuất)
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 ( 1,5 điểm )
Đọc kĩ truyện cười sau:
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rác rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho,lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói :
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt ?
Người ăn mày đáp:
Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi !
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu nói nào của người ăn mày chứa hàm ý?
Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

Câu 2 ( 2,0 điểm ) :
Đoạn kết trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu :

Vẫn còn bao nhiêu nắng
a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ . Cho biết khổ thơ đó được trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ?

b. Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài?

Câu 3 (2,5 điểm ) :
Nhà hoạt động chính trị Vũ khoan nhắc nhở thế hệ trẻ: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập1). Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc “chuẩn bị hành trang” của em.
Câu 4 (4,0 điểm ) :

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
Phân tích đoạn trích đã học để làm rõ.
___ HẾT ___





HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TUYỂN SINH THPT
Môn : NGỮ VĂN – Lớp 9

Câu
 ĐÁP ÁN
B.điểm

1









Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục ba phần; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát; không mắc lỗi.

Về nội dung:
a. Câu nói chứa hàm ý: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”
b. Chỉ ra được thực trạng thối nát của xã hội phong kiến: Coi trọng người giàu
- Thái độ vô cảm của những kẻ giàu có
- Ngôn ngữ, giọng điệu hách dịch, miệt thị.
- Thấy được sự khốn khổ của những người ăn mày
- Phê phán, lên án xã hội nghèo nàn tình thương. Cảm thông với những số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ.




a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
b. Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên: hiện tượng sấm hàng cây lúc sang thu
Tính ẩn dụ của hình ảnh: sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người từng trải



(1.5 )

(0.25 )



(0,5)
(0.75)









(2.0)


(0,5)



(0.5)
(0.5)
(0.5)

3

1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
2. Về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
- Cần chuẩn bị hành trang như thế nào?
- Hành trang em cần trước hết là một vốn văn hóa sâu sắc tinh tế
-Vốn tri thức phong phú đa dạng nhưng cũng cần chuyên sâu đầy đủ
- Cần có sự chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên môn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Sơn
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)