DE THI TUYEN SINH LOP 10-MON NGU VAN

Chia sẻ bởi Trang Thanh Truc | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: DE THI TUYEN SINH LOP 10-MON NGU VAN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 23 tháng 06 năm 2014 tại Hà Nội
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (7 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
-Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? (Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục 2013)
Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích.
Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?
Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp).
Kể tên một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha, vì chiến tranh xa cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh. Từ cảnh ngộ của người cha trong hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về chiến tranh?
Phần II (3 điểm)
Cho đoạn thơ:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.” (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2013)
Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên.
Theo em, việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì?
Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :
1. Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động tại chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
Các từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên là : anh Sáu ; chén ; văng ; mày ; nó ; cứng đầu.
2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ cương quyết không nhận anh Sáu là ba, không nhận sự chăm sóc và yêu thương của anh Sáu đối với nó. Vì đến lúc đó dù mẹ của bé Thu đã nói, bé Thu vẫn không tin anh Sáu là ba thật của nó vì trên khuôn mặt anh có vết thẹo không giống với chân dung anh trong tấm ảnh mà bé Thu biết.
Câu văn in nghiêng trong đoạn trích giúp người đọc nhận biết được câu văn có hình thức nghi vấn ở sau đó không phải là một câu dùng với mục đích hỏi vốn có của kiểu câu nghi vấn mà mục đích nói thật sự của câu đó là biểu thị cảm xúc của anh Sáu đối với thái độ của bé Thu. Giận quá và không kịp suy nghĩ nên hành động của anh Sáu lúc đó không đúng với bản chất của mình : vung tay đánh vào mông nó và hét lên.
3. Đề thi yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Đoạn văn phải sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết. Đề yêu cầu thí sinh phải gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp. Thí sinh phải đáp ứng đúng những yêu cầu nói trên. Riêng trong phần nội dung (tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha), mỗi thí sinh có thể đưa ra những ý và dẫn chứng cụ thể khác nhau. Đây chỉ là một gợi ý :
- Khi anh Sáu được phép về thăm nhà, trong suốt ba ngày đó, bé Thu vẫn nhất định không chịu gọi anh Sáu là ba(1). Nó chỉ gọi trổng(2). Anh Sáu nhẫn nhịn và cố gắng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với nó(3). Trong bữa ăn anh đã gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó(4). Vậy mà nó đã cương quyết từ chối(5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trang Thanh Truc
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)