Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên hóa Chuyên Đại học Vinh Năm học 2014 2015

Chia sẻ bởi Lê Anh Xuân | Ngày 15/10/2018 | 80

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên hóa Chuyên Đại học Vinh Năm học 2014 2015 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỀ CHÍNH THỨC

 ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2014
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)


Câu I (1,0 điểm + 0,5 điểm + 1,0 điểm)
1. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3 và Al2O3 thu được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hòa tan A trong nước dư, thu được dung dịch C và kết tủa D. Sục khí B tới dư vào dung dịch C, sinh ra kết tủa E. Cho D vào lượng dư dung dịch NaOH thấy còn lại một phần chất rắn không tan F. Cho F tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3 sinh ra kết tủa H. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Viết các phương trình hoá học xảy ra khi sục một mẫu khí thải có chứa CO2, HCl, N2, SO2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
3. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:
CuS  CuO  CuSO4
a) Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên.
b) Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 90% CuS, còn lại là tạp chất trơ. Hiệu suất của quá trình điều chế là 85%.
Câu II (1,0 điểm + 1,0 điểm)
1. Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phản ứng):
Saccarozơ  X1 CO2  Tinh bột  X1  X2  X3  Polietilen (PE)
Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá trên.
2. Có 4 lọ riêng biệt không dán nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch sau: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ và glucozơ. Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch đựng trong 4 lọ trên.
Câu III (1,0 điểm + 1,5 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm kim loại A (hóa trị II không đổi) và kim loại B (hóa trị III không đổi) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam X bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Xác định tên hai kim loại A, B. Biết rằng nguyên tử khối của A bằng  nguyên tử khối của B.
2. Cho 15,35 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 400 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mo/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa 2 muối và 15,6 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,16 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
a) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính giá trị của a.
Câu IV (1,5 điểm + 1,5 điểm)
1. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí M gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,6 gam và còn lại 1,12 lít một chất khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít M trên rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính giá trị của m.
2. Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ có công thức RCOOH (R là gốc hiđrocacbon), rượu có công thức CnH2n + 1OH và este tạo ra từ axit và rượu trên. Cho m gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,5M (dư 25% so với lượng cần phản ứng), sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 8,96 gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trên bằng O2 lấy dư, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của mỗi chất trong X.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Xuân
Dung lượng: 55,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)