DE THI TUYEN 10 CHUYEN HOA (V)

Chia sẻ bởi Trần Lời | Ngày 15/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: DE THI TUYEN 10 CHUYEN HOA (V) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU NĂM HỌC 2007-2008
Môn : HOÁ HỌC
Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)
Từ các chất FeS, Zn, HCl, (NH4)2CO3, NaOH có thể điều chế được các chất khí gì? (không có thêm chất nào khác).
Có bảy bình khí H2, CO2, NO2, O2, SO2, CO, N2 làm thế nào để phân biệt bảy bình khí đó?
a) Oxit là gì ? Nói oxit kim loại là oxit bazơ có đúng không ? Cho ví dụ minh hoạ.
b) Viết chín loại phản ứng tạo thành CO2 (các chất tham gia phản ứng là các chất vô cơ và thuộc các loại chất khác nhau). Trong số các phản ứng đó, những phản ứng nào được dùng để sản xuất CO2 trong công nghiệp.
Câu 2: (2 điểm)
Trong một điều kiện nhất định kim loại M phản ứng với chất A1 tạo thành chất A2 (phân tử có 7 nguyên tử). Cho A2 phản ứng với A3 (phân tử có 2 nguyên tử) thu được M và chất A4 (phân tử có 3 nguyên tử). Nếu cho kim loại M phản ứng với chất A5 thì thu được chất A6 (phân tử có 4 nguyên tử). Cho kim loại M phản ứng với axit clohidric thu được chất A7 (phân tử có 3 nguyên tử). A6, A7 có cùng số nguyên tố. Người ta tiến hàmh khảo sát thấy 16,8 gam kim loại M chứa 1,8. 1023 nguyên tử M. Hãy:
Tính khối lượng mol của nguyên tử M và cho biết tên nguyên tử M.
Viết công thức các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 và gọi tên.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: (2 điểm)
Cho 11,5 gam Na kim loại tác dụng hoàn toàn 100ml dung dịch AlCl3 ta thu được 5,6 lit khí (đktc) và một kết tủa trắng. Tách riêng kết tủa, rửa sạch đem nung đến khối lượng không đổi thì cân được 5,1 gam (hiệu suất các phản ứng được coi là 100%).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính nồng độ mol/lit của dung dịch AlCl3.
Một hỗn hợp A gồm K2CO3 và Na2CO3 có khối lượng là 34,5 gam. Cho A tác dụng với 0,2 lit dung dịch H2SO4 1M. Tính lượng khí thoát ra (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 4: (2 điểm)
Một hỗn hợp khí G gồm H2 và CH4 cho vào hỗn hợp một lượng O2 dư. Sau khi đốt cháy và làm lạnh, độ giảm thể tích bằng 1,625 thể tích hỗn hợp G. Điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi trước và sau thí nghiệm. Tính thành phần phần trăm thể tích hỗn hợp G.
Đốt cháy 1,76 gam sunfua kim loại có công thức MS (M là kim loại hoá trị II hoặc III) trong lượng dư oxi thu được bã rắn. Hoà tan bã rắn trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 29,4%, nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 34,5%. Để nguội dung dịch có 2,9 gam tinh thể ngậm nước lắng xuống và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 23%. Xác định công thức của tinh thể ngậm nước.


Câu 5: (2 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm một hidrocacbon (điều kiện thường ở rhể khí) và hidro. Tỉ khối của X so với hidro bằng 6,7. Cho hỗn hợp đi qua niken nung nóng, sau khi hidrocacbon phản ứng hết thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 16,75. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon.
2. Một hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Tỉ khối của hỗn hợp đối với N2 bằng 1,5. Khi đốt cháy 8,4 gam hỗn hợp thì thu được
10,8 gam nước.
a) Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo 2 hidrocacbon trên.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp.


(Thí sinh được sử dụng máy tính bỏ túi và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)





























* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lời
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)