đề thi ts thpt_Hưng Yên_2015

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Hà | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: đề thi ts thpt_Hưng Yên_2015 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn



HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)

1) - Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng.
- Tác giả là Kim Lân.
2) - “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.
- “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.
3)- Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3).
- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5).
Lưu ý: Nếu xếp các nhóm câu văn không đúng như trên thì không cho điểm.
- Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng.
Lưu ý: Có thể thí sinh không xếp đúng nhóm câu văn (theo yêu cầu của ý 1) nhưng trong nhóm vẫn có câu văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật, thí sinh vẫn nói đúng tâm trạng của nhân vật thì vẫn cho điểm như bình thường.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm



0,5 điểm




Câu 2: (1,0 điểm)
Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau:
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp tu từ được 0,25 điểm.

1,0 điểm








Câu 3: (2,0 điểm)


a) Về hình thức:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
- Viết đủ số câu theo yêu cầu.
- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Về nội dung:
Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau:
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
- Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.



1,0 điểm






1,0 điểm




Câu 4: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Hà
Dung lượng: 24,41KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)