ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI CẤP HUYỆN LỚP 4-NĂM HỌC 2013-2014

Chia sẻ bởi Võ Xuân Lộc | Ngày 09/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI CẤP HUYỆN LỚP 4-NĂM HỌC 2013-2014 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT QUẢNG TRẠCH

ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI CẤP HUYỆN
LỚP 4-NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian 60 phút (Không kể thời gian giao đề - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi)


I- MÔN TOÁN
A- Trắc nghiệm
Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Cho 8m2 7cm2 = ……. cm2. Số thích hợp điền vào chổ chấm là:

A. 87cm2
B. 807cm2
C. 8007cm2
D. 80007cm2

Câu 2. Số chia hết cho 2 và 5 đều dư 1 và chia hết cho 9 là:

A. 750
B. 866
C. 981
D. 999

Câu 3. Đáp án nào không đúng:

A. (450 + 30) + 5 = 450 + (30 + 5)
B. (450 - 30) - 5 = 450 - (30 - 5)
C. (450 x 30) x 5 = 450 x (30 x 5)
D. (450 : 30) + 5 = 5 + (450 : 30)
Câu 4. Hình chữ nhật có chiều dài là 3dm, chiều rộng kém chiều dài là 13cm thì diện tích là:

A. 510cm
B. 501cm
C. 510dm2
D. 510cm


B- Tự luận
Bài 5. Tuổi trung bình của cô giáo chủ nhiệm và 30 học sinh lớp 4A là 12 tuổi. Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của 30 học sinh lớp 4A là 11 tuổi. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?


II- MÔN TIẾNG VIỆT
A- Trắc nghiệm
Câu 1. Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
1.1- Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ giản dị ?
A. Đơn giản, dễ hiểu và cảm nhận, không có gì rắc rối
B. Đơn giản, dễ gần gũi, không cầu kỳ trong cách sống
C. Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống
1.2- Dòng nào sau đây có các từ đều là từ láy:
A. vòng vèo, mê mải, xanh xao B. vồn vã, mê man, mềm mỏng
C. vòng vo, hỏi han, cây cao
1.3- Vì sao Bác Hồ thường tập leo núi với đôi bàn chân không?
A. Vì Bác muốn quen dần với khó khăn, thử thách
B. Vì Bác muốn quen dần với cách sống giản dị
C. Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống khó khăn
1.4- Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại:
A. Đồng tâm hợp lực B. Một lòng một dạ
C. Đồng sức đồng lòng D. Đồng cam cộng khổ
1.5- Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ tài giỏi ?
A. thua kém, hèn kém, kém cỏi B. hèn kém, hèn yếu, yếu đuối
C. kém cỏi, hèn kém, hèn yếu
1.6- Bộ phận nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “Thế nào” trong câu “Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao” ?
A. bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao B. trong vắt, thăm thẳm và cao
C. thăm thẳm và cao
1.7- Từ nào không phải là danh từ:
A. hòa bình B. đạo đức C. mùa xuân D. nhẹ tênh
1.8- Vị ngữ của câu “Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học.” là gì?
A. để xin học B. dắt con đến gặp thầy giáo để xin đi học
C. gặp thầy giáo để xin đi học
1.9- Nghĩa của câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là gì?
A. Học và hành cùng một lúc
B. Học kiến thức chưa đủ mà phải vận dụng kiến thức ứng dụng, thực hành thành thạo thì việc học mới có kết quả tốt.
C. Học với hành là một đôi
1.10- Câu: “Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?

B- Tự luận
Câu 2. Tìm danh từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân/đã đến/. Những/buổi chiều/hửng ấm/, từng/ đàn/chim én/từ/dãy/núi/đằng xa/bay/tới/, lượn vòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Xuân Lộc
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)