Đề thi Trạng nguyên nhỏ tuổi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ | Ngày 09/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Trạng nguyên nhỏ tuổi thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

pHòng GD&ĐT LộC Hà
Trường th hộ độ
đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
Năm học 2008 - 2009


 Môn: Tiếng việt 3 Thời gian: 20phút

Họ và tên:..................................................................................................................

SBD:.............



Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả ?
Xấu bụng, xấu đói, chữ sấu, xấu hoắc.
Xấu bụng, xấu hổ, xấu mã, xấu nết, xấu tính.
Cây xấu, cá sấu, xấu hổ, xấu bụng .
Sấu tính, xấu xa, xấu xí, sấu nết
Câu 2: Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ em sẽ chọn để điền vào chỗ chấm để tạo thành câu có mô hình Ai – làm gì ?
ở câu lạc bộ, em và các bạn .............................................
A. là những người chăm chỉ đọc sách .
B. rất ngoan và cẩn thận .
C. chơi cầu lông , đánh cờ , học hát và múa .
Câu 3. Câu văn có hình ảnh nhân hoá là:
A. Con gà trống đang gáy sáng.
B. Anh gà trống đang hát khúc ca của bình minh.
C. Con gà đang gáy sáng là con gà trống choai.
Câu 4. Cho câu: “Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá.” Bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu? là:
A. Trò chuyện trong vòm lá
B. Ríu rít trò chuyện trong vòm lá
C. Vòm lá
D. Trong vòm lá.
Câu 5: Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi gốc cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
Những sự vật được nhân hoá là:
Làn gió
Vườn
Sợi nắng
Cải ngồng
Cách tả trong bài thơ có gì hay ?
Làm cho sự vật dễ tìm thấy trong câu thơ
Làm cho sự vật sinh động và gần gũi
Làm cho câu thơ dài hơn
Phần II. Tự luận
Câu 6. Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm:
Trảy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo
a. Chỉ dịp vui tổ chức định kỳ...............................................................
b. Chỉ cuộc họp:.............................................................................................

Câu 7. Đọc đoạn thơ sau:
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”

Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết “tre” được nhân hoá. Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre?






B. Đáp án và biểu điểm.
Câu 1. B (1 điểm)
Câu 2. C (1 điểm)
Câu 3. B (1 điểm)
Câu 4. D (1 điểm)
Câu 5. a/ A và C (1 điểm)
b/ B (1 điểm)

Câu 6. (2 điểm)
Chỉ dịp vui tổ chức định kỳ: trảy hội, hội làng, dạ hội, vũ hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)