Đề thi TNNT lớp 4 Vĩnh Yên

Chia sẻ bởi Lê Minh Viet Anh | Ngày 09/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề thi TNNT lớp 4 Vĩnh Yên thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN

BÀI THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI LỚP 4
NĂM HỌC: 2012-2013
Môn: Toán
Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:...................................................................SBD.......................
Lớp:....................... Trường Tiểu học:.....................................................................
Học sinh làm bài trực tiếp vào đề thi này:
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Điền tiếp vào chỗ chấm: ..... x 48 + 5 x 48 + 2 x 48 = 528.
A. 1 B. 2 C. 48 D. 4
Câu 2: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, 9, 11, ..., 103. Hỏi trung bình cộng của các số đó là bao nhiêu?
A. 52 B. 2704 C. 103 D. 49
Câu 3: Hai số tự nhiên có hiệu là 75. Nếu cùng giảm số bị chia và số chia đi 15 lần thì hiệu hai số là bao nhiêu ?
A. 75 B. 15 C. 1 D. 5
Câu 4: Tính tổng sau: A = 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + ... + 1024.
A. 2047 B. 1026 C. 3570 D. 2070
Câu 5: Tìm x, biết: 
A.  B.  C.  D. 
Câu 6: So sánh x và y, biết: x là số bé hơn 3579 và y là số lớn hơn 3578.
A. x > y B. x < y C. x = y D. không so sánh được
Câu 7: Một giống bèo cứ sau mỗi ngày lại nở tăng gấp đôi ngày trước. Sau 64 ngày thì giống bèo đó nở kín mặt ao. Hỏi sau bao lâu thì bèo sẽ nở kín một nửa mặt ao?
A. 63 ngày B. 32 ngày C. 128 ngày D. 3 ngày



II. TỰ LUẬN:
Câu 8: Hình chữ nhật ABCD có chu vi 48m. Người ta kẻ các đường song song với chiều rộng được 9 hình vuông và hình BCDE là 84m. Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN

BÀI THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI LỚP 4
NĂM HỌC: 2012-2013
Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:...................................................................SBD.......................
Lớp:....................... Trường Tiểu học:.....................................................................
Đọc thầm bài văn sau: THẮNG BIỂN
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, tràn qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
(Theo Chu Văn)
Dựa vào bài văn trên, em hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Sự đe dọa của cơn bão biển được miêu tả qua đoạn văn nào?
A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3
Câu 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3
Câu 3: Đoạn văn nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người?
A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cơn bão biển?
A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Viet Anh
Dung lượng: 118,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)