Đề thi thử vào lớp 10 THPT Vật Lý số 30

Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Linh | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử vào lớp 10 THPT Vật Lý số 30 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRÁNG LIỆT

ĐỀ THI THỬ SỐ 30
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012- 2013
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1: (2 điểm)
1. Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết hệ thức của định luật, giải thích rõ các đại lượng trong hệ thức.
2. Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua dây dẫn vào bếp điện thì dây dẫn nóng lên không đáng kể, còn bếp điện nóng lên rất nhiều?
Câu 2: (1,5 điểm)
1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
2. Áp dung quy tắc xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn ở hình 1. (Ký hiệu chỉ chiều dòng điện đi từ trước ra sau và vuông góc với mặt phẳng trang giấy)
Bài 3: (3,5 điểm)
Cho mạch như hình 2, hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện không thay đổi và bằng U = 9V. Đèn Đ1: 6V – 4 W; Đèn Đ2: 3V – 1,5W. Coi điện trở của đèn không đổi, điện trở của khoá K và các dây nối không đáng kể.
1. Khi khoá K đóng các đèn sáng bình thường.
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R3.
2. Khi khoá K mở các đèn sáng như thế nào? Vì sao?
Câu 4: (3 điểm) Cho vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính (A nằm trên trục chính) qua thấu kính cho ảnh A’B’ ảo lớn hơn AB.
a. Cho biết thấu kính trên là thấu kính gì? Vật nằm trong khoảng nào trước thấu kính?
b. Vẽ ảnh của vật.
c. Cho OA = 10 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 15cm. Tính tỉ số độ cao giữa vật và ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

----Hết----




ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi : Vật lí
Thời gian : 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 8 tháng 6 năm 2013

Câu 1: (2 điểm)
1. Phát biểu định luật Jun–Lenxơ. Viết hệ thức của định luật, giải thích rõ các đại lượng trong hệ thức.
2. Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua dây dẫn vào bếp điện thì dây dẫn nóng lên không đáng kể, còn bếp điện nóng lên rất nhiều?
Câu 2: (1,5 điểm)
1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
2. Áp dung quy tắc xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn ở hình 1. (Ký hiệu chỉ chiều dòng điện đi từ trước ra sau và vuông góc với mặt phẳng trang giấy)
Bài 3: (3,5 điểm)
Cho mạch như hình 2, hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện không thay đổi và bằng U = 18V. Đèn Đ1: 12V – 8 W; Đèn Đ2: 6V – 3W. Coi điện trở của đèn không đổi, điện trở của khoá K và các dây nối không đáng kể.
1. Khi khoá K đóng các đèn sáng bình thường.
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R3.
2. Khi khoá K mở các đèn sáng như thế nào? Vì sao?
Câu 4: (3 điểm) Cho vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính (A nằm trên trục chính) qua thấu kính cho ảnh A’B’ ảo lớn hơn AB.
a. Cho biết thấu kính trên là thấu kính gì? Vật nằm trong khoảng nào trước thấu kính?
b. Vẽ ảnh của vật.
c. Cho OA = 15cm, tiêu cự của thấu kính là f = 20cm. Tính tỉ số độ cao giữa vật và ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

----Hết----




HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHẴN
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
2,0đ
1. Định luật Jun- Len xơ
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
0,5


Hệ thức của định luật Q = I2. R t, trong đó:
0,5


Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (đơn vị tính là Jun (J))
I là cường độ dòng điện chạy dây dẫn (đơn vị tính là Am pe)
R là điện trở của dây (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Ngọc Linh
Dung lượng: 89,00KB| Lượt tài: 23
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)