Đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 1 năm học 2013-2014
Chia sẻ bởi Cao Quốc Cường |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 1 năm học 2013-2014 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014 LẦN 3
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (3.0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau:
“ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy (5)!...”
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả ?
Em hãy chỉ ra trong đoạn trích đâu là lời trần thuật của tác giả, đâu là lời độc thoại nội tâm nhân vật? Những lời độc thoại ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu nghệ thuật và nội dung của tác phẩm có đoạn trích trên.
Câu 2: ( 2.0 điểm )
Cho câu văn: “Từ dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm về cuộc đời bà.”
Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên.
Hãy triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn diễn dịch, có độ dài 5 đến 8 câu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái. (Hãy chỉ ra thành phần phía dưới đoạn văn)
Câu 3: ( 5.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO 10 – MÔN NGỮ VĂN ( LẦN 3)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
a. Đoạn trích từ tác phẩm “ Làng” cuả nhà văn Kim Lân
0.5
b - Lời trần thuật của tác giả: câu 1 và câu 3
Lời độc thoại nội tâm của nhân vật: câu 2, 4, 5
Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng băn khoăn của nhân vật ông Hai, suy nghĩ rồi đi đến một niềm tin tuyệt đối về lòng trung thành với cách mạng , với kháng chiến của người làng chợ Dầu.
0.25
0.25
0.5
Đoạn văn nêu nghệ thuật và nội dung:
Hình thức: HS viết thành một đoạn văn:
Nội dung: HS trình bày cơ bản đạt như sau:
- Nghê thuật:
+ Truyện đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật, sử dung ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại thành công
- Nội dung:
+ Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư. Nhân vật ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Họ sẵn sằng hi sinh tất cả, ủng hộ cách mạng , ủng hộ kháng chiến. Góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
1.5
0.5
1.0
Câu 2
Học sinh chép chính xác đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
0.5
- HS viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch
Có sử dụng thành phần tình thái
0.25
0.25
ND Cơ bản đạt các ý sau:
+ Từ láy “lận đận” và cụm từ “mấy chục năm rồi đến tận bậy giờ” cho thấy người bà vô cùng chăm chỉ và cần mẫn, không hề nghỉ ngơi hưởng thụ mà vẫn giữ thói quen dậy sớm lặng thầm, chăm chỉ.
+ Điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần trong đoạn thơ mang hai nét nghĩa khác nhau: hành động nhóm lửa với nghĩa thực, là công việc hàng ngày của bà; mà bà nhóm lên tình yêu thương và nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ, nghĩa là khơi dậy tình yêu thương cũng như khơi dậy những ước mơ trong lòng cháu.
+ Hiểu và biết ơn như thế nhà thơ đã thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! ”. Sự kì
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014 LẦN 3
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (3.0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau:
“ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy (5)!...”
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả ?
Em hãy chỉ ra trong đoạn trích đâu là lời trần thuật của tác giả, đâu là lời độc thoại nội tâm nhân vật? Những lời độc thoại ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu nghệ thuật và nội dung của tác phẩm có đoạn trích trên.
Câu 2: ( 2.0 điểm )
Cho câu văn: “Từ dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm về cuộc đời bà.”
Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên.
Hãy triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn diễn dịch, có độ dài 5 đến 8 câu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái. (Hãy chỉ ra thành phần phía dưới đoạn văn)
Câu 3: ( 5.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO 10 – MÔN NGỮ VĂN ( LẦN 3)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
a. Đoạn trích từ tác phẩm “ Làng” cuả nhà văn Kim Lân
0.5
b - Lời trần thuật của tác giả: câu 1 và câu 3
Lời độc thoại nội tâm của nhân vật: câu 2, 4, 5
Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng băn khoăn của nhân vật ông Hai, suy nghĩ rồi đi đến một niềm tin tuyệt đối về lòng trung thành với cách mạng , với kháng chiến của người làng chợ Dầu.
0.25
0.25
0.5
Đoạn văn nêu nghệ thuật và nội dung:
Hình thức: HS viết thành một đoạn văn:
Nội dung: HS trình bày cơ bản đạt như sau:
- Nghê thuật:
+ Truyện đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật, sử dung ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại thành công
- Nội dung:
+ Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư. Nhân vật ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Họ sẵn sằng hi sinh tất cả, ủng hộ cách mạng , ủng hộ kháng chiến. Góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
1.5
0.5
1.0
Câu 2
Học sinh chép chính xác đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
0.5
- HS viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch
Có sử dụng thành phần tình thái
0.25
0.25
ND Cơ bản đạt các ý sau:
+ Từ láy “lận đận” và cụm từ “mấy chục năm rồi đến tận bậy giờ” cho thấy người bà vô cùng chăm chỉ và cần mẫn, không hề nghỉ ngơi hưởng thụ mà vẫn giữ thói quen dậy sớm lặng thầm, chăm chỉ.
+ Điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần trong đoạn thơ mang hai nét nghĩa khác nhau: hành động nhóm lửa với nghĩa thực, là công việc hàng ngày của bà; mà bà nhóm lên tình yêu thương và nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ, nghĩa là khơi dậy tình yêu thương cũng như khơi dậy những ước mơ trong lòng cháu.
+ Hiểu và biết ơn như thế nhà thơ đã thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! ”. Sự kì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Quốc Cường
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)