ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1
Chia sẻ bởi Never Give Up |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD & ĐT Nông Cống
Trường THCS Trần Phú Thị Trấn
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1.
Năm học: 2013 – 2014
Môn Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm)
a) Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
Khởi ngữ là thành phần câu .................. để nêu lên ...................... trong câu.
b) Nêu ngắn gọn hàm ý của câu in đậm sau:
Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên cái chân đau của mình để nghĩ đến điều khác đâu... Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao)
c) Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Nói như đấm vào tai
- Ăn đơm nói đặt
d) Tìm phép liên kết trong đoạn văn sau:
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như là héo. Vậy mà khi trái chín; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
(Mai Văn Tạo)
Câu 2: (3 điểm)
Viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu 3: (5điểm)
“Lặng lẽ Sa Pa” – Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao dẹp đang lặng lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- Hết ---
Trường THCS Trần Phú Thị Trấn
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1.
Năm học: 2013 – 2014
Môn Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm)
a) Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
Khởi ngữ là thành phần câu .................. để nêu lên ...................... trong câu.
b) Nêu ngắn gọn hàm ý của câu in đậm sau:
Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên cái chân đau của mình để nghĩ đến điều khác đâu... Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao)
c) Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Nói như đấm vào tai
- Ăn đơm nói đặt
d) Tìm phép liên kết trong đoạn văn sau:
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như là héo. Vậy mà khi trái chín; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
(Mai Văn Tạo)
Câu 2: (3 điểm)
Viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu 3: (5điểm)
“Lặng lẽ Sa Pa” – Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao dẹp đang lặng lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- Hết ---
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Never Give Up
Dung lượng: 30,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)