ĐỀ THI THỪ VÀO LỚP 10 THPT

Chia sẻ bởi Trần H­Ương | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỪ VÀO LỚP 10 THPT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT TP NAM TRỰC
TRƯỜNG THCS NAM TOÀN



ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT(lần I)
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Phần I: Trắc nghiệm
Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Một mùa xuân nho nhỏ”
Ẩn dụ
Hoán dụ
Nhân hóa.
So sánh
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu văn: “Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào” thuộc loại câu nào?
Câu trần thuật
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu cầu khiến
Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được học tạo lập mấy kiểu văn bản?
Năm kiểu văn bản
Bảy kiểu văn bản
Sáu kiểu văn bản
Tám kiểu văn bản
Văn học Việt Nam bao gồm:
Văn học dân gian, văn học trung đại và văn học viết.
Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận hiện đại
Văn học dân gian và văn học viết
Văn học dân gian và văn học trung đại
“Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ được rút từ tác phẩm nào?
Đoạn trường tân thanh
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyền kì mạn lục
Vợ chàng Trương


Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã đề cập đến chủ đề nào?
Quyền sống của con người.
Môi trường sống của con người.
Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “Con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”:
Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
Là những mong muốn khiêm nhường, tha thiết của tác giả.
Đây là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
Phần II: Tự luận:
Câu 1:
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới- nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
Đoạn trích trên đươc trích từ văn bản nào? Của ai? Xác định nội dung của đoạn trích?
Có ý kiến cho rằng, đoạn trích trên có một câu ghép, em có đồng ý không? Nếu đồng ý hãy chỉ ra câu đó và nêu rõ cấu tạo?
Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thời kì đổi mới của đất nước.
Câu 2:
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT(lần I)

I. Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
A
C
D
C
C
C
D
C

II. Phần II: Tự luận (8điểm)
Câu 1: 3điểm
- Đoạn trích trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan (0,25điểm)
- Nội dung của đoạn trích: nêu yêu cầu đối với thế hệ trẻ là phải lấp đầy hành trang bằng điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu để bước vào thế kỉ mới “sánh vai với các cường quốc năm châu”. (0,25điểm)
b. Câu ghép trong đoạn văn là:
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.” (0,25điểm)
Cấu tạo của câu ghép gồm: (0,75điểm)
Trạng ngữ: “Bước vào thế kỉ mới”
Vị ngữ 1: “ muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu”
Quan hệ từ: “thì”
Chủ ngữ 2: Chúng ta
Vị ngữ 2: “sẽ phải lấp đầy hành trang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần H­Ương
Dung lượng: 73,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)