ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Chia sẻ bởi Trần HƯơng |
Ngày 12/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS NAM TOÀN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10- THPT(Lần 2)
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(2,0 điểm)
Thí sinh chọn đáp án đúng và viết vào bài làm của mình.
Câu 1: “ Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
Câu 2: Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm của thuật ngữ?
A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học.
B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao.
C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm .
D. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Câu 3: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh?
A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
D. Một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời.
Câu 4: Câu thơ nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Mùa xuân, ta xin hát/ câu Nam ai, Nam bình.
B. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
C. Ơi, con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời.
D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Câu 5: Phần in đậm trong câu văn sau là gì?
“ Bà Hai bỗng lại cất tiếng: Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã!”
A. Lời dẫn trực tiếp
B. Lời dẫn gián tiếp
C. Ý dẫn trực tiếp
D. Ý dẫn gián tiếp
Câu 6: Từ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
“Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng
lại mà nghiến:
- Im, khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.”
A. Khởi ngữ
B. Biệt lập tình thái
C. Biệt lập cảm thán
D. Biệt lập phụ chú
Câu 7: Hãy gạch chân dưới từ ngữ có chứa hàm ý trong câu văn sau?
“ Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.”
Câu 8: Hãy chuyển câu sau đây thành câu có lời dẫn gián tiếp?
Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “ Bác cần nằm xuống phải không ạ?”
PHẦN II: TỰ LUẬN( 8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm
cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính
đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú
lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một
chú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà
ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến
bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một –hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Em hãy cho biết anh thanh niên trong đoạn văn trên quan niệm về hạnh phúc như
thế nào?
c. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về lý tưởng
sống của thanh niên hiện nay.
Câu 2:( 5,0 điểm)
“ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả và
tình yêu biển cả của những người ngư dân làng chài vùng biển Quảng Ninh”. Hãy
phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(2,0 điểm)
Thí sinh chọn đáp án đúng và viết vào bài làm của mình.
Câu 1: “ Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
Câu 2: Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm của thuật ngữ?
A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học.
B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao.
C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm .
D. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Câu 3: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh?
A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
D. Một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời.
Câu 4: Câu thơ nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Mùa xuân, ta xin hát/ câu Nam ai, Nam bình.
B. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
C. Ơi, con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời.
D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Câu 5: Phần in đậm trong câu văn sau là gì?
“ Bà Hai bỗng lại cất tiếng: Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã!”
A. Lời dẫn trực tiếp
B. Lời dẫn gián tiếp
C. Ý dẫn trực tiếp
D. Ý dẫn gián tiếp
Câu 6: Từ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
“Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng
lại mà nghiến:
- Im, khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.”
A. Khởi ngữ
B. Biệt lập tình thái
C. Biệt lập cảm thán
D. Biệt lập phụ chú
Câu 7: Hãy gạch chân dưới từ ngữ có chứa hàm ý trong câu văn sau?
“ Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.”
Câu 8: Hãy chuyển câu sau đây thành câu có lời dẫn gián tiếp?
Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “ Bác cần nằm xuống phải không ạ?”
PHẦN II: TỰ LUẬN( 8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm
cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính
đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú
lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một
chú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà
ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến
bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một –hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Em hãy cho biết anh thanh niên trong đoạn văn trên quan niệm về hạnh phúc như
thế nào?
c. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về lý tưởng
sống của thanh niên hiện nay.
Câu 2:( 5,0 điểm)
“ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả và
tình yêu biển cả của những người ngư dân làng chài vùng biển Quảng Ninh”. Hãy
phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần HƯơng
Dung lượng: 68,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)