Đề thi thử vào 10 TC

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử vào 10 TC thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

trường thcs thanh cao đề thi thử vào lớp 10.
Năm học 2010 - 2011. (120 phút)

Câu 1: (5đ)
"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thực người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hỏi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian...Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, thù hằn cái giống Việt gian bán nước".
a.(0.5đ): Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
b.(1đ): Truyện ngắn"Làng" có những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống đó.
c.(0.5đ) Vì sao Kim Lân đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng chợ Dầu"?
d.(3đ):Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo kiểu tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn trên; trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và tình thái từ (gạch chân thành phần biệt lập và tình thái từ đó).

Câu 2:(5đ): "Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con,
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

a.(1đ) Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
- Hình ảnh "Con cò" trong đoạn thơ ẩn dụ cho ai?
b.(1đ): Hai câu thơ cuối đoạn gửi gắm triết lý nào với con?
c,(1đ): Nhận xét về nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả .
d.(2đ):Hãy chọn trong một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 hai câu thơ cũng diễn tả sâu sắc tình mẹ với con và trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ đó.




trường thcs thanh cao

đáp án và biểu điểm chấm bài thi thử vào thpt

Năm học 2010 - 2011.
Câu 1:
a. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại nội tâm (0.5đ).
b. Truyện ngắn "Làng" có hai tình huống.
-Tình huống ông Hai nghe tin làng Thợ Dầu của ông theo Tây là tình huống thắt nút câu chuyện, là tình huống gay cấn để thử thách lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.(0.5đ).
-Tình huống ông Hai nghe tin cái chính là tình huống mở nút câu chuyện, khẳng định ông Hai và dân làng chợ Dầu thuỷ chung với cách mạng, với cụ Hồ, với đất nước.(0.5đ)
c. Đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" dù câu chuyện ông kể về làng "chợ Dầu", Kim Lân muốn mang đến cho câu chuyện của mình một ý khái quát."Lang" là danh từ chung, chỉ mọi làng quê trên đất nước Việt Nam. Câu chuyện về làng chợ Dầu trở thành câu chuyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 69,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)