De thi thu vao 10 - mon van
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: De thi thu vao 10 - mon van thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Phương Cường Xá ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
(Ngữ văn 9 – tập 2 – trang 58)
Khổ thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó? (0,75 điểm)
Chỉ ra và phân tích hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ đầu khổ thơ? (0,75 điểm)
Dựa vào hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) theo phép lập luận diễn dịch phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ trên. (Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp và câu ghép). (1 điểm)
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 chữ) với chủ đề:
Giao tiếp có văn hóa.
Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
(Chính Hữu, Đồng chí)
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
(Ngữ văn 9 – tập 2 – trang 58)
Khổ thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó? (0,75 điểm)
Chỉ ra và phân tích hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ đầu khổ thơ? (0,75 điểm)
Dựa vào hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) theo phép lập luận diễn dịch phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ trên. (Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp và câu ghép). (1 điểm)
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 chữ) với chủ đề:
Giao tiếp có văn hóa.
Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
(Chính Hữu, Đồng chí)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương
Dung lượng: 14,86KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)