ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN TỈNH VĨNH PHÚC

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN TỈNH VĨNH PHÚC thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
————————



Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám.Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chiụ khắp mọi người phỉ nhổ”

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Những từ xưng hô được in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?
c. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng “học vẹt”, “học tủ” của nhiều học sinh hiện nay

Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

— Hết —
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!


Họ và tên thí sinh………………………………………… Số báo danh……………












 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
( Đáp án có 03 trang)
——————

.
Câu
Nội dung
Điểm

1
a.Đoạn văn được trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ.
0,5


b.Những từ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương
0,5


c.Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng :
+ Phép thế: Từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1
+ Phép nối : Nhược bằng ( Câu 3

0,5
0,5

Câu 2
Thí sinh phải viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch và phải đảm bảo các ý chính sau:
- Giải thích thế nào là “ học vẹt:, “học tủ”
+ “ học vẹt”: học thuộc bài, đọc rất trôi chảy, nhưng không hiểu gì.
+ “ học tủ”: đoán được vấn đề sẽ hỏi đến khi kiểm tra, thi cử nên tập trung học vào đó để chuẩn bị.
+ Cả hai cách học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức.
- Tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt”
+ Kiến thức không nhớ lâu bền, chóng quên.
+ Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, vào học tập...
+ Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện.
+ Nếu “ lệch tủ” sẽ không đạt kết quả cao trong học tập kiểm tra, thi cử.
+ Phụ công các thầy cô giáo đã dạy dỗ cho ta kiến thức đầy đủ và toàn diện.
- Nguyên nhân:
+ Do nhiều bạn học sinh còn lười học, mải chơi bời, muốn đạt điểm cao.
+ Do chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
- Đánh giá và bày tỏ thái độ: Đây là hiện tượng lệnh lạc trong học tập của một bộ phận học sinh cần được các bạn bè thầy cô, ngành giáo dục quan tâm nhắc nhở.
- Biện pháp khắc phục:
+ Xác định động cơ học tập đúng đắn, học là có kiến thức thực sự để vận dụng vào cuộc sống, lao động và sản xuất, không phải để ứng phó với các bài kiểm tra, các kì thi cử lấy một tấm bằng thật nhưng kiến thức giả.
+ Cần cù chăm chỉ học tập, học đều, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức


0,25

0,5



0,25

0,75







0,5



0,25


0,5







Câu 3
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh
Dung lượng: 80,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)