ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 9 (2015-2016)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 9 (2015-2016) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ BÀI
Phần I (3đ)
Câu 1. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, khi bị Trương Sinh nghi là “ thất tiết”, mắng nhiếc đuổi đi, Vũ Nương đã nói:
“ – Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
Những hình ảnh được dùng trong lời nói của Vũ Nương có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
Câu 2. Nói về việc Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng nàng hành động như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Phần II (7đ)
Kết thúc bài thơ “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Câu 1. Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
Câu 2. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong các câu thơ trên.
Câu 3. Trong khổ thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả diễ đạt của biện pháp nghệ thuật ấy trong khổ thơ.
Câu 4. Tại sao trong bài “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy không viết hoa chữ cái đầu câu 2,3,4 ở mỗi khổ thơ?
Câu 5. Qua bài thơ “ Ánh trăng” và những hiểu biết của em về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về những lần “ giật mình” của con người trong cuộc sống. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thành phần biệt lập phụ chú. Gạch chân câu ghép và thành phần phụ chú và chú thích xuống cuối đoạn văn.
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ BÀI
Phần I (3đ)
Câu 1. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, khi bị Trương Sinh nghi là “ thất tiết”, mắng nhiếc đuổi đi, Vũ Nương đã nói:
“ – Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
Những hình ảnh được dùng trong lời nói của Vũ Nương có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
Câu 2. Nói về việc Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng nàng hành động như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Phần II (7đ)
Kết thúc bài thơ “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Câu 1. Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
Câu 2. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong các câu thơ trên.
Câu 3. Trong khổ thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả diễ đạt của biện pháp nghệ thuật ấy trong khổ thơ.
Câu 4. Tại sao trong bài “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy không viết hoa chữ cái đầu câu 2,3,4 ở mỗi khổ thơ?
Câu 5. Qua bài thơ “ Ánh trăng” và những hiểu biết của em về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về những lần “ giật mình” của con người trong cuộc sống. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thành phần biệt lập phụ chú. Gạch chân câu ghép và thành phần phụ chú và chú thích xuống cuối đoạn văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 13,01KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)