ĐỀ THI THỬ VÀO 10 HÀ NỘI (LẦN 1 )

Chia sẻ bởi Trần Quốc Chín | Ngày 12/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO 10 HÀ NỘI (LẦN 1 ) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 ( lần 1)
MÔN : NGỮ VĂN
PHẦN I. (6,0 điểm)
Mở đầu một bài thơ có câu :
“Bỗng nhận ra hương ổi”
Hãy chép lại chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả ?
Trong bài thơ có câu : “sương chùng chình qua ngõ”, từ “chùng chình” gợi em nhớ tới câu văn nào trong tác phẩm “Bến quê” ? Nêu sự giống và khác nhau về mặt nghĩa trong cách sử dụng từ đó ?
Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm câu ở kết bài. Em hiểu điều đó như thế nào ?
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh “đám mấy mùa hạ” trong khổ thơ vừa chép. (Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu có chứa thành phần biệt lập.)
PHẦN II. (4,0 điểm)
Cho đoạn văn sau : “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ?của ai ?
Đây là lời của ai, nói với ai ? Qua lời tâm sự ấy giúp em hiểu gì về nhân vật ? (viết thành một đoạn văn có độ dài khoảng 10 dòng)
Tác phẩm trên có mấy tình huống, đó là những tình huống truyện nào ? Tác giả tạo ra tình huống truyện đó nhằm mục đích gì ?
Hãy kể tên 2 tác phẩm đã học trong chương trình viết về đề tài lao động sản xuất, ghi rõ tên tác giả ?
……………………. Hết ………………



ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ VÀO 10 (LẦN 1)
MÔN : NGỮ VĂN
CÂU
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
ĐIỂM

PHẦN 1
1



Chép chính xác 2 khổ thơ. (sai một từ/ dòng trừ 0,25 điểm ; nếu chép đúng một khổ cho 0,5 điểm)
Tác giả : Hữu Thỉnh ; tác phẩm : Sang thu
6,0
1,0

0,5

2.
« Trên đường….chùng chính »
Giống nhau : + Từ láy
+ Nghĩa : chậm lại
Khác :
+ Sang Thu : Sương như cố tình chậm lại chưa tan hết
+ Bến quê : con người khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình trên đường đời.
0,25
0,25

0,5

3.
- thể hiện sự nối tiếp, liền mạch trong sự chuyển biến của đất trời sang thu từ mơ hồ đến rõ nét ; từ hẹp sang rộng
- cảm xúc nối tiếp của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến đắm say, suy tư trước những bước chuyển rất nhẹ nhàng, từ từ của cảnh vật lúc giao mùa.
0,25

0,25

4.
Cả đoạn thơ là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển biến của đất trời trong không gian dài, rộng, cao.
+ Sự thay đổi của tạo vật « sương…chình », « chim…vã », nghệ thuật đối lập diễn tả sự vận động của thời gian.
+ « Sông …dàng », « chim…vã » : nghệ thuật láy kết hợp với nhân hóa gợi tả dòng sông trôi chậm và cũng là h/ả gợi suy nghĩ trầm tư của tác giả.
+ H/ả « đám … thu » : nghệ thuật nhân hóa gợi hình dung một đám mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời, cũng như ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải bảo đảm được : nội dung, nghệ thuật và các y/c của đề bài. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được đầy đủ y/c đặt ra và diễn đạt trôi chảy.
3,0

PHẦN 2
1.


- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long
4,0
0,5

2.





- Đây là lời của anh thanh niên nói với nhân vật ông họa sĩ
- Qua lời tâm sự đó ta thấy anh thanh niên là một người :
+ Yêu công việc
+ Anh biết tìm nguồn vui trong công việc, đọc sách, trồng hoa, nuôi gà.
+ Người có trách nhiệm với công việc
0,5
1,0





3.







- Tác phẩm có một tình huống truyện đó là : Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Chín
Dung lượng: 20,48KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)