ĐỀ THI THỬ VÀO 10 (HÀ NỘI)

Chia sẻ bởi Trần Quốc Chín | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VÀO 10 (HÀ NỘI) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

BÀI KIỂM TRA THỬ LẦN II – THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1(4 điểm) Cho đoạn văn sau: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1 giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ đổ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác và sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những hoàn cảnh đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật có gì đặc biệt? 3. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 4. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên
Câu 2: (1 điểm)
  “Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này  – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy(3).”
(Phê-đê-ri - cô May - O, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)
 1. Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?
 2. Chỉ ra các từ  ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.
Câu 3 (5 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí Chính Hữu viết:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày….”
1. Chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ.
2. Em hiểu thế nào về từ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”?
3. Trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?
4. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người lính mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
5. viết một đoạn văn có độ dài 10 câu trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp, một câu có sử dụng thành phần biệt lập, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa hoàn thành?

…………………….. HẾT ………………….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Chín
Dung lượng: 15,69KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)