Đề thi thử vào 10
Chia sẻ bởi Trương Thanh Bình |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử vào 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Câu 1.Cho đoạn trích sau:
(…) "Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung".
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
b. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
c. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 2.
Tuyệt vời
Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không?
Để rất tuyệt vời...bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời...Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời...bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại bị tàn nhang đầy mặt.
Để rất tuyệt vời... bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời ... bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu lâm. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở trong một khu phố sang trọng. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật xịn. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình giàu sang. Tôi lại không.
Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “ Con rất tuyệt vời và ba yêu con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất tuyệt vời mà các bạn tôi không biết.
( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách Những tấm lòng cao, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 3.
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu)
Phần 1.
Cho đoạn trích sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của toàn nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
c. Tìm hai phép liên kết câu trong đoạn trích trên và cho biết đó là phép liên kết nào?
d. Câu “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” thuộc câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo.
Phần 2.
1. Đỗ Huệ trên báo Ngày nay có viết:“Giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa?”
Báo Dân trí ngày 9.3.2013 có bài Thanh niên Việt đang đọc gì có viết:“Ngày nay cụm từ đọc sách không biết được xếp thứ vô cùng nào trong cái danh sách học tập, giải trí của thanh niên khi bên cạnh họ xuất hiện đủ các công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, chất lượng của văn hóa đọc ở việc chọn thể loại sách đọc củng thảm hại không kém”
Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc trong giới trẻ Việt Nam ngày nay.
2.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken
(…) "Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung".
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
b. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
c. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 2.
Tuyệt vời
Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không?
Để rất tuyệt vời...bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời...Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời...bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại bị tàn nhang đầy mặt.
Để rất tuyệt vời... bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời ... bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu lâm. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở trong một khu phố sang trọng. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật xịn. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời...bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình giàu sang. Tôi lại không.
Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “ Con rất tuyệt vời và ba yêu con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất tuyệt vời mà các bạn tôi không biết.
( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách Những tấm lòng cao, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 3.
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu)
Phần 1.
Cho đoạn trích sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của toàn nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
c. Tìm hai phép liên kết câu trong đoạn trích trên và cho biết đó là phép liên kết nào?
d. Câu “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” thuộc câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo.
Phần 2.
1. Đỗ Huệ trên báo Ngày nay có viết:“Giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa?”
Báo Dân trí ngày 9.3.2013 có bài Thanh niên Việt đang đọc gì có viết:“Ngày nay cụm từ đọc sách không biết được xếp thứ vô cùng nào trong cái danh sách học tập, giải trí của thanh niên khi bên cạnh họ xuất hiện đủ các công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, chất lượng của văn hóa đọc ở việc chọn thể loại sách đọc củng thảm hại không kém”
Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc trong giới trẻ Việt Nam ngày nay.
2.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thanh Bình
Dung lượng: 21,01KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)