Đề thi thử vào 10 2016-2017
Chia sẻ bởi Hoa vô ưu |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử vào 10 2016-2017 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017
LẦN 2 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: ( 1,0 điểm)
Phần in đậm trong các câu sau là thành phần gì?
a, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
(“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê)
b, Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(“Lão Hạc” - Nam Cao. )
c, Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
(“Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê)
d) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long )
Câu 2: ( 3,5 điểm)
Cho đoạn trích:
“ Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
( “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
a, Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về ai? Giải nghĩa cụm từ: “Quạt nồng ấp lạnh”?
b, Từ tấm lòng của Kiều, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong xã hội ngày nay?
c, Chép thuộc 8 câu thơ tiếp theo và trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó bằng một đoạn văn.
Câu 3: (5,5 điểm).
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng quê hương.
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện để làm sáng tỏ.
------------------------------------ Hết ---------------------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 LẦN 2
Câu 1: (1 điểm):
Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm tổng 1 điểm:
a, Thành phần khởi ngữ
b, Thành phần biệt lập gọi đáp.
c, Thành phần trạng ngữ.
d, Thành phần biệt lập cảm thán
Câu 2: (3,5 điểm).
a,( 0,5 điểm)
Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ khi ở lầu Ngưng Bích. (0,25đ)
Nghĩa của cụm từ: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ đã ấm sẵn . Chỉ sự phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.( 0,25đ)
b, (1 điểm)
Yêu cầu biết viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Nội dung cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
Lòng hiếu thảo là một trong đức tính tốt đẹp của con người, đạo lí làm người
+ Giải thích: Hiếu: là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình,biết cung kính bề trên. Thảo: là mở tấm lòng mình ,biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng,với nhân loại nói chung. Hiếu thảo là sự biết ơn,là thái độ hành động thể hiện lòng cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên (0,25đ)
+ Biểu hiện,ý nghĩa của lòng hiếu thảo: ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng dục, yêu thương, kính trọng, chăm sóc, báo đáp công lao. Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống biết yêu thương, là động lực, sức mạnh để con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. (Dẫn chứng trong cuộc sống, trong văn học) (0,5đ) + Phê phán những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn quên ông bà tổ tiên.(0,25đ).
c, ( 1,5 điểm)
+ Chép thuộc: (0,5 đ)
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọ nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017
LẦN 2 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: ( 1,0 điểm)
Phần in đậm trong các câu sau là thành phần gì?
a, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
(“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê)
b, Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(“Lão Hạc” - Nam Cao. )
c, Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
(“Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê)
d) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long )
Câu 2: ( 3,5 điểm)
Cho đoạn trích:
“ Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
( “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
a, Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về ai? Giải nghĩa cụm từ: “Quạt nồng ấp lạnh”?
b, Từ tấm lòng của Kiều, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong xã hội ngày nay?
c, Chép thuộc 8 câu thơ tiếp theo và trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó bằng một đoạn văn.
Câu 3: (5,5 điểm).
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng quê hương.
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện để làm sáng tỏ.
------------------------------------ Hết ---------------------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 LẦN 2
Câu 1: (1 điểm):
Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm tổng 1 điểm:
a, Thành phần khởi ngữ
b, Thành phần biệt lập gọi đáp.
c, Thành phần trạng ngữ.
d, Thành phần biệt lập cảm thán
Câu 2: (3,5 điểm).
a,( 0,5 điểm)
Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ khi ở lầu Ngưng Bích. (0,25đ)
Nghĩa của cụm từ: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ đã ấm sẵn . Chỉ sự phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.( 0,25đ)
b, (1 điểm)
Yêu cầu biết viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Nội dung cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
Lòng hiếu thảo là một trong đức tính tốt đẹp của con người, đạo lí làm người
+ Giải thích: Hiếu: là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình,biết cung kính bề trên. Thảo: là mở tấm lòng mình ,biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng,với nhân loại nói chung. Hiếu thảo là sự biết ơn,là thái độ hành động thể hiện lòng cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên (0,25đ)
+ Biểu hiện,ý nghĩa của lòng hiếu thảo: ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng dục, yêu thương, kính trọng, chăm sóc, báo đáp công lao. Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống biết yêu thương, là động lực, sức mạnh để con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. (Dẫn chứng trong cuộc sống, trong văn học) (0,5đ) + Phê phán những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn quên ông bà tổ tiên.(0,25đ).
c, ( 1,5 điểm)
+ Chép thuộc: (0,5 đ)
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọ nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoa vô ưu
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)