ĐỀ THI THỬ VĂN VÀO LỚP 10 THANH HÓA
Chia sẻ bởi Trịnh Ngọc Cường |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ VĂN VÀO LỚP 10 THANH HÓA thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ A
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Từ “hoa” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
2. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau:
-“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
3. Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (3.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh.
Câu 3 (5.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau trích trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đạu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: hơi lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010)
Em hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh................................
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ B
Câu 1 ( 2.0 điểm)
1. Từ “đầu” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
(Ca dao)
2. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
(Y Phương –Nói Với con)
3. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau:
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(“Bếp lửa”- Bằng Việt)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh ……….......
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2 ……………… ....
THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ A
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Từ “hoa” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
2. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau:
-“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
3. Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (3.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh.
Câu 3 (5.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau trích trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đạu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: hơi lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010)
Em hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh................................
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ B
Câu 1 ( 2.0 điểm)
1. Từ “đầu” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
(Ca dao)
2. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
(Y Phương –Nói Với con)
3. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau:
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(“Bếp lửa”- Bằng Việt)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh ……….......
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2 ……………… ....
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Ngọc Cường
Dung lượng: 19,25KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)