Đề thi thử Văn 13-14
Chia sẻ bởi Nguyễn Tử Uyên |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử Văn 13-14 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Quỳnh Châu Năm học 2013- 2014
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN 1.
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“(1)Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (2)Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, nghệ thuật lại tạo ra sự sống cho tâm hồn người.(3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”.
(Trích: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b/ Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
c/ Tìm động từ trong câu 3: Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn?
d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu 1 và cho biết nó thuộc kiểu câu gì?
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy.
Câu 2 (3,0 điểm): Cảm nhận về giá trị của thời gian trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 3 (4,0 điểm): Cảm xúc của Viễn Phương qua đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... (Trích: Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
Họ và tên thí sinh: …………………………………….SBD: ……………………
Trường THCS Quỳnh Châu Năm học 2013- 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN 9.
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động trong đánh giá, cho điểm tuỳ theo thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có sức thuyết phục, tránh máy máy móc đếm ý cho điểm.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3 điểm):
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)
b. Phép lặp: Nghệ thuật (0,5 điểm)
c. Động từ: mở rộng, làm, vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe, sống. (1,0 điểm)
d. Nghệ thuật / không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật / vào đốt lửa
CN1 VN1 CN2
trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (1,0 điểm) -> Câu ghép
VN2
Câu 2 (3 điểm):
I. Yêu cầu chung:
- HS xác định đúng kiểu bài đề yêu cầu: Nghị luận xã hội bàn về ý nghĩa của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người.
- Hình thức: lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
(*) Nêu khái quát về khái niệm, tầm quan trọng của thời gian với cuộc đời mỗi con người: thời gian là một khái niệm vật lý trừu tượng (được quy ước bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm...) nhưng cũng hết sức gần gũi, gắn bó thân thuộc với bất kỳ con người nào sống trên trái đất. Đó là người bạn đồng hành vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến con người.
(*) Tác dụng to lớn, ý nghĩa sâu sắc của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người: (lập luận, phân tích, lấy dẫn chứng minh họa)
Ý
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN 1.
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“(1)Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (2)Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, nghệ thuật lại tạo ra sự sống cho tâm hồn người.(3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”.
(Trích: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b/ Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
c/ Tìm động từ trong câu 3: Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn?
d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu 1 và cho biết nó thuộc kiểu câu gì?
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy.
Câu 2 (3,0 điểm): Cảm nhận về giá trị của thời gian trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 3 (4,0 điểm): Cảm xúc của Viễn Phương qua đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... (Trích: Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
Họ và tên thí sinh: …………………………………….SBD: ……………………
Trường THCS Quỳnh Châu Năm học 2013- 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN 9.
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động trong đánh giá, cho điểm tuỳ theo thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có sức thuyết phục, tránh máy máy móc đếm ý cho điểm.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3 điểm):
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)
b. Phép lặp: Nghệ thuật (0,5 điểm)
c. Động từ: mở rộng, làm, vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe, sống. (1,0 điểm)
d. Nghệ thuật / không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật / vào đốt lửa
CN1 VN1 CN2
trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (1,0 điểm) -> Câu ghép
VN2
Câu 2 (3 điểm):
I. Yêu cầu chung:
- HS xác định đúng kiểu bài đề yêu cầu: Nghị luận xã hội bàn về ý nghĩa của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người.
- Hình thức: lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
(*) Nêu khái quát về khái niệm, tầm quan trọng của thời gian với cuộc đời mỗi con người: thời gian là một khái niệm vật lý trừu tượng (được quy ước bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm...) nhưng cũng hết sức gần gũi, gắn bó thân thuộc với bất kỳ con người nào sống trên trái đất. Đó là người bạn đồng hành vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến con người.
(*) Tác dụng to lớn, ý nghĩa sâu sắc của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người: (lập luận, phân tích, lấy dẫn chứng minh họa)
Ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tử Uyên
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)