Đề thi thử tuyển sinh THPT môn Ngữ Văn (không chuyên) 2015-2016
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh THPT môn Ngữ Văn (không chuyên) 2015-2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
ĐỀ THI THỬ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn phải chứng kiến những cuộc chia tay… Không cuộc chia tay nào không buồn… Nhưng bạn đừng quên, chia tay có thể là khởi đầu cho một sự bắt đầu mới. […]”
(Trích “Cho những cuộc chia tay” – Nguồn Internet)
a) Trong chương trình Ngữ văn 9 có các tác phẩm nói về những cuộc chia tay. Theo em cuộc chia tay trong tác phẩm nào để lại nhiều ấn tượng nhất đối với bản thân em. Vì sao?
b) Đó là cuộc chia tay giữa ai với ai. Nêu rõ lí do của cuộc chia tay ấy.
Câu 2: (1,0 điểm)
Tìm phép liên kết và gọi tên phép liên kết ấy trong các ví dụ sau:
a) “[…] Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng nên một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.”
(Trích “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” – H. Ten)
b) “Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách tha thiết, cảm động tình cảm ấy…”
(Trích “ĐỌC THÊM”, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr. 84, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 3: (3,0 điểm)
Với một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) và đường truyền Internet, trạng thái của bạn là connected (kết nối) với cả thế giới. Nhưng vấn đề thế nào là kết nối. Có phải thật sự là kết nối khi mà bạn chỉ lơ lửng đâu đó trên các trang mạng xã hội và quên mất cách bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản nhất trong thực tế; khi mà bạn thường xuyên trở nên cô đơn ngay trong trạng thái “được kết nối”.
Người ta cứ đổ lỗi cho công nghệ, liệu có thật sự là như vậy không?
Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài viết khoảng 01 trang giấy thi.
Câu 4: (5,0 điểm)
Cảm nhận của bản thân về ân tình với quá khứ của hai tác giả “Bằng Việt” và “Nguyễn Duy” trong hai đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêuthương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(“Bếp lửa”, Bằng Việt)
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(“Ánh trăng”, Nguyễn Duy)
---------HẾT--------
Họ và tên thí sinh:………………………………………
Số báo danh:……………………………………………
Chữ ký giám thị số 1:………………
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
ĐỀ THI THỬ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn phải chứng kiến những cuộc chia tay… Không cuộc chia tay nào không buồn… Nhưng bạn đừng quên, chia tay có thể là khởi đầu cho một sự bắt đầu mới. […]”
(Trích “Cho những cuộc chia tay” – Nguồn Internet)
a) Trong chương trình Ngữ văn 9 có các tác phẩm nói về những cuộc chia tay. Theo em cuộc chia tay trong tác phẩm nào để lại nhiều ấn tượng nhất đối với bản thân em. Vì sao?
b) Đó là cuộc chia tay giữa ai với ai. Nêu rõ lí do của cuộc chia tay ấy.
Câu 2: (1,0 điểm)
Tìm phép liên kết và gọi tên phép liên kết ấy trong các ví dụ sau:
a) “[…] Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng nên một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.”
(Trích “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” – H. Ten)
b) “Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách tha thiết, cảm động tình cảm ấy…”
(Trích “ĐỌC THÊM”, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr. 84, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 3: (3,0 điểm)
Với một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) và đường truyền Internet, trạng thái của bạn là connected (kết nối) với cả thế giới. Nhưng vấn đề thế nào là kết nối. Có phải thật sự là kết nối khi mà bạn chỉ lơ lửng đâu đó trên các trang mạng xã hội và quên mất cách bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản nhất trong thực tế; khi mà bạn thường xuyên trở nên cô đơn ngay trong trạng thái “được kết nối”.
Người ta cứ đổ lỗi cho công nghệ, liệu có thật sự là như vậy không?
Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài viết khoảng 01 trang giấy thi.
Câu 4: (5,0 điểm)
Cảm nhận của bản thân về ân tình với quá khứ của hai tác giả “Bằng Việt” và “Nguyễn Duy” trong hai đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêuthương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(“Bếp lửa”, Bằng Việt)
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(“Ánh trăng”, Nguyễn Duy)
---------HẾT--------
Họ và tên thí sinh:………………………………………
Số báo danh:……………………………………………
Chữ ký giám thị số 1:………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)