De thi thu TS 10

Chia sẻ bởi Hoàng Mạnh Thắng | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: De thi thu TS 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ LỚP 9
Môn: Ngữ văn _ Thơi gian 120 phút
I. Đề ra:
Câu 1: Đoạn văn (3 điểm)
Hãy tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn khoảng 20 câu. Trong đoạn có câu sử dụng thành phần tình thái và phụ chú (gạch chân dưới các thành phần đó ).
Câu 2: Bài làm văn (7 điểm)
Nhận xét về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều-Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với trạng thái của tình.
Em hãy phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét trên.


------------ Hết ----------

II. Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (3đ)
- Về nội dung cần đảm bảo các ý sau (2điểm)
+ Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm 3 nữ thanh niên xung phong là Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
+ Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị các trái bom chưa nổ và phá bom.
+ Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết.
+ Cuộc sống của họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
+ Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm.
+ Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
- Về hình thức :Sử dụng đúng thành phần tình thái và phụ chú (1điểm)
Câu 2:(7đ)
* Bài viết yêu câù người viết biết vận dụng kiến thức đã học từ văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và kiến thức nghị luận một tác phẩm tự sự kết hợp với trữ tình để phân tích, làm rõ ngòi bút tả cảnh ngụ tình tinh tế của Nguyễn Du. Phạm vi văn bản phân tích chỉ là 8 câu thơ cuối của văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
* Bài phân tích cần làm rõ Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này". Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều.
A.Mở bài (1điểm )
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5đ)
Giới thiệu nội dung khái quát của đoạn trích : là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều , miêu tả tâm trạng buồn ,cô đơn của Thuý Kiều nơi Lầu Ngưng Bích (0,5đ)
B. Thân bài : (5điểm)
- Cảnh được miêu tả từ xa tới gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động … để diễn tả các sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều.(0,25đ)
- Không gian mênh mông của của biển chiều hôm(1đ)
"Buồn trông của bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"
+ Gợi nỗi buồn.
+ Con thuyền gợi nỗi cô đơn và vô định.
+ Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ quê hương, gia đình, gợi nỗi khao khát, sum họp.
- Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa(1đ)
"Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu"
`+ Buồn về thân phận trôi nỗi, không biết rồi sẽ phiêu dạt về đâu, bị vùi dập ra sao.
+ Lo lắng cho tương lai vô định.
- Cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông:(1đ)
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
+ Màu cỏ gợi sự úa tàn, buồn bã.
+ Chán chường, vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc.
+ Cảm thấy tương lai mờ mịt.
- Âm thanh dữ dội kết thúc đoạn thơ(1đ)
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
+ Báo trước sóng gió, bão tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều .
+ Kinh hoàng, khiếp hãi.
- Điệp ngữ "Buồn trông" lặp đi lặp lại diễn tả nỗi buồn nhiều vẻ, kéo dài, nặng nề trong lòng Kiều. Đó là sự trông đợi trong vô vọng. Đó là nỗi buồn sầu mênh mang đến vô tận.(0,5đ)
- Tất cả đều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Mạnh Thắng
Dung lượng: 8,86KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)