ĐỀ THI THỬ LỚP 10
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ LỚP 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Lão cười nhạt bảo :
- Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào rồi cũng xong .
(“Lão Hạc”,Nam Cao)
Tìm câu thành ngữ nói về cách nói của Lão Hạc trong câu “Thế nào rồi cũng xong” .
Nói như vậy là vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Vì sao Lão Hạc lại vi phạm phương châm hội thoại đó ?
Câu2:
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào : đánh trống lảng ; nói như dùi đục chấm mắm cáy .
Câu 3:
Học qua bài thơ “Đồng chí”. Em hiểu tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? So với tình tri kỉ có gì khác?
Câu 4:
Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị nghệ thuật, giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này .
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9
Câu 1:
a. Câu thành ngữ : Nói “Nửa kín nửa hở”.
b. Trong câu nói đó, cách nói của Lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.
c. Lão buộc phải vi phạm phương châm này bởi câu nói của Lão chỉ cốt làm yên lòng ông Giáo chứ không đưa ra một cách chính xác ý định, việc làm của Lão.
Câu2:
Đánh trống lảng : Tìm cách chuyển đề tài đang trao đổi sang đề tài khác, để tránh đề tài mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ) .
Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức) .
Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô kệch, gây khó chịu cho người nghe (phương châm lịch sự) .
Câu 3:
Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở tình quê hương, tình hậu phương, tình cảm của những người cùng giai cấp, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ những khó khăn trang bị, những thiếu thốn và bệnh tật.
Tình đồng chí cũng không khác tình tri kỉ xưa kia, nhưng tình tri kỉ xưa kia dành cho ít người, thường là một vài người. Còn tình đồng chí dành cho cả một tập thể lớn, cả quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 4
A. Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
B. Thân bài :
1. Giá trị nghệ thuật :
- Xây dựng tình huống hấp dẫn, mang đầy kịch tính .
-Dùng chiếc bóng để thắt nút và mở nút .
- Có nhiều chi tiết kì ảo .
2. Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua :
- Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương .
- Những nguyên xã hội tạo nên sự bất hạnh đó .
3. Giá trị nhân đạo của truyện :
- Đề cao phẩm giá, ca ngợi phẩm chất tình cảm cao đẹp của Vũ Nương .
-Xót xa trước những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc .
C. Kết bài :
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện .
- Ý nghĩa của truyện đối với đời sống .
- Hình thức; - Đúng thể loại
- Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Nội dung: Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung Mở bài: 1.5 điểm.
Thân bài: (3 ý) 6 điểm.
Kết bài: 1.5 điểm.
* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt được cộng thêm.
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Lão cười nhạt bảo :
- Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào rồi cũng xong .
(“Lão Hạc”,Nam Cao)
Tìm câu thành ngữ nói về cách nói của Lão Hạc trong câu “Thế nào rồi cũng xong” .
Nói như vậy là vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Vì sao Lão Hạc lại vi phạm phương châm hội thoại đó ?
Câu2:
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào : đánh trống lảng ; nói như dùi đục chấm mắm cáy .
Câu 3:
Học qua bài thơ “Đồng chí”. Em hiểu tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? So với tình tri kỉ có gì khác?
Câu 4:
Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị nghệ thuật, giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này .
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9
Câu 1:
a. Câu thành ngữ : Nói “Nửa kín nửa hở”.
b. Trong câu nói đó, cách nói của Lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.
c. Lão buộc phải vi phạm phương châm này bởi câu nói của Lão chỉ cốt làm yên lòng ông Giáo chứ không đưa ra một cách chính xác ý định, việc làm của Lão.
Câu2:
Đánh trống lảng : Tìm cách chuyển đề tài đang trao đổi sang đề tài khác, để tránh đề tài mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ) .
Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức) .
Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô kệch, gây khó chịu cho người nghe (phương châm lịch sự) .
Câu 3:
Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở tình quê hương, tình hậu phương, tình cảm của những người cùng giai cấp, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ những khó khăn trang bị, những thiếu thốn và bệnh tật.
Tình đồng chí cũng không khác tình tri kỉ xưa kia, nhưng tình tri kỉ xưa kia dành cho ít người, thường là một vài người. Còn tình đồng chí dành cho cả một tập thể lớn, cả quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 4
A. Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
B. Thân bài :
1. Giá trị nghệ thuật :
- Xây dựng tình huống hấp dẫn, mang đầy kịch tính .
-Dùng chiếc bóng để thắt nút và mở nút .
- Có nhiều chi tiết kì ảo .
2. Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua :
- Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương .
- Những nguyên xã hội tạo nên sự bất hạnh đó .
3. Giá trị nhân đạo của truyện :
- Đề cao phẩm giá, ca ngợi phẩm chất tình cảm cao đẹp của Vũ Nương .
-Xót xa trước những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc .
C. Kết bài :
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện .
- Ý nghĩa của truyện đối với đời sống .
- Hình thức; - Đúng thể loại
- Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Nội dung: Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung Mở bài: 1.5 điểm.
Thân bài: (3 ý) 6 điểm.
Kết bài: 1.5 điểm.
* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt được cộng thêm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)