ĐỀ THI THỬ LÍ 9 VÀO 10

Chia sẻ bởi Đặng Quốc Tuấn | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ LÍ 9 VÀO 10 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1.
Bài 1 (3 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ gồm đèn 1 ghi 24v-36w,
đèn 2 ghi 12v-15w. điện trở R1 = 48 ôm. Hiệu điện
thế UAB luôn không đổi
a) Các đènn hoạt động bình thường, Xác định số chỉ am pe kế và giá trị Rbt
b) Điều chỉnh biến trở có giá trị 48 ôm. nhận xét độ sáng của mỗi đèn
c) Điều chỉnh biến trở có giá trị 0 ôm. nhận xét độ sáng của mỗi đèn.
Bài 2 (2 điểm)
Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1980 vòng. muốn hạ hiệu điện thế 220v xuống 20 lần thì cuôn sơ cấp phải cuốn bao nhiêu vòng. có thể thắp sáng bình thường đồng thời bao nhiêu đèn loại 3v-3w tại hiệu điện thế thứ cấp. biết điện trở cuộn thứ cấp là 5 ôm
Bài 3 :( 2 điểm)
Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? Em hãy phát biểu quy tắc đó.
Hãy vận dụng quy tắc này để xác định và vẽ biểu diễn chiều của các đường sức từ ở trong và ngoài ống dây, tên các từ cực của ống dây khi đã bết chiều của dòng điện chay qua các vòng dây như hình vẽ.
(Hình 1).
Bài 4 : (3 điểm) Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính có tiêu cự là 15cm. a. Vẽ ảnh của vật sáng AB cho bởi thấu kính. b. Nêu đặc điểm của ảnh. c. Tính khoảng cách giữa vật và ảnh.

ĐỀ 2
Bài 1 (3 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ gồm đèn 1 ghi 12v-6w,
đèn 2 ghi 36v-18w, Đèn 3 ghi 14v-14w. Hiệu điện
thế UAB luôn không đổi
a) Các đèn hoạt động bình thường,
- Xác định giá trị Rbt
- Tính tổng điện năng tiêu thụ của ba đèn trong 5 phút
b) Thay đèn 1 bằng một am pe kế có điện trở không đáng kể. cần điều chỉnh biễn trở đến vị trí bao nhiêu ôm để các đền còn lại sáng bình thường
Bài 2 (2 điểm)
Một máy biến thế có thể dùng làm tăng hiệu điện thế của dòng điện không đổi từ nguồn điện là Pin hoặc acquy được không ? vì sao?
Bài 3:(2 điểm)
Hãy vận dụng quy tắc này để xác định và vẽ biểu diễn chiều của các đường sức từ và tên các từ cực của nam châm P,Q. Biết rằng P và Q là hai từ cực của một nam châm, chiều dòng điện I và chiều quay của ống dây ABCD quanh trục OO` được biểu diễn theo chiều mũi tên như hình vẽ.(Hình 1).
Bài 4 ( 3điểm)
Một vật AB hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm . Thấu kính có tiêu cự 10cm.
Vẽ và nêu cách vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính. Nhận xét đặc điểm cảu ảnh.
Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh, biết AB = 2cm.

ĐỀ3
Bài 1( 3 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó R2 = 15, R3 = 30; R1 một
biến trở, hiệu điện thế UAB luôn không đổi
và có giá trị bằng 30V; điện trở các dây không
đáng kể.
1. Điều chỉnh R1 = 5
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và qua đoạn mạch AB.
c. Tính nhiệt lượng toả ra trên mỗi điện trở và trong thời gian 2 phút.
2. Điều chỉnh R1 để công suất tiêu thụ trên mạch điện là lớn nhất. Tính công suất tiêu thụ của mạch điện khi đó.
Bài 2 ( 2 điểm)
Vì sao khi muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta lại phải dùng máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện.
Bài 3 ( 2 điểm)
Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 12V. Cuộn sơ cấp có 4400 vòng. Tính số vòng của cuộn thứ cấp. Bỏ qua mọi hao phí điện năng.
Bài 4 : (3 điểm) Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT, điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh A’B’ cao gấp 1/3 lần vật.
a, Vẽ ảnh của AB cho bởi TK không cần đúng tỉ lệ và tính khoảng cách từ ảnh và vật đến TK biết khoảng cách giữa chúng là 30cm.
b, Xác định tiêu cự của TK.

ĐỀ4
Câu 1: (4 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Quốc Tuấn
Dung lượng: 91,00KB| Lượt tài: 10
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)