ĐỀ THI THỬ LẦN 3 VĂN 9
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Oanh |
Ngày 11/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI THỬ LẦN 3 VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 2 NĂM 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Mã đề 01:
Câu 1: (2,0 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?
b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?
Câu 2: ( 3 điểm) Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.
Câu 3 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…”
--------- Hết ---------
Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị xem thi không giải thích gì
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Mã đề 01)
Câu 1: Mỗi ý đúng 1 điểm.
a. Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.
- Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc
b. “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2:
Mở bài : ( 0,25đ)
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích : (0,5đ)
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học : ( 2đ)
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : ( 0,25đ)
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
Câu 3
I. Yêu cầu chung:
- Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học.
- Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Nội dung cơ bản :
I.- Mở bài: phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn thơ.( 0,5đ)
II.Thân bài: 1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài) ( 0,5đ) - Nằm trong mạch cảm xúc của toàn bài, với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, đoạn thơ đã gợi trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo. Bức tranh đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Và cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tầm hồn chứa chan niềm tin yêu
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Mã đề 01:
Câu 1: (2,0 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?
b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?
Câu 2: ( 3 điểm) Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.
Câu 3 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…”
--------- Hết ---------
Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị xem thi không giải thích gì
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Mã đề 01)
Câu 1: Mỗi ý đúng 1 điểm.
a. Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.
- Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc
b. “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2:
Mở bài : ( 0,25đ)
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích : (0,5đ)
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học : ( 2đ)
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : ( 0,25đ)
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
Câu 3
I. Yêu cầu chung:
- Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học.
- Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Nội dung cơ bản :
I.- Mở bài: phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn thơ.( 0,5đ)
II.Thân bài: 1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài) ( 0,5đ) - Nằm trong mạch cảm xúc của toàn bài, với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, đoạn thơ đã gợi trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo. Bức tranh đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Và cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tầm hồn chứa chan niềm tin yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kim Oanh
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)