ĐÊ THI THỬ HKI

Chia sẻ bởi Trần Đăng Tá | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: ĐÊ THI THỬ HKI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I Thầy :Trần Đăng Tá
ĐỀ 1
Câu 1: (1,5 điểm)
Cho câu thơ sau: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”...
a) Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
b) Khi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng bằng câu thơ nào? Hãy nêu sự hiểu biết của em về câu thơ đó.
Câu 2: (2,5 điểm)
Thuật ngữ là gì ? Cho 5 ví dụ về thuật ngữ dùng trong lĩnh vực văn học .
2.2 Hãy xếp các từ sau theo thứ tự cấp độ khái quát từ cao xuống thấp:
Văn bản ngữ văn 9 ,Bếp lửa,Văn học hiện đại, thơ hiện đại.
Câu 3: ( 6 điểm)Làm văn ( Học sinh chọn một trong hai đề để làm bài)
Đề 1 Viết bài văn thuyết minh về tác giả Phạm Tiến Duật và “ Bài thơ tiểu đội xe không kính.
Đề 2 : Dựa vào văn bản” Lặng Lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. Hãy đóng vai nhân vật cô kĩ sư kẻ lại chuyện một lần lên SaPa tìm hiểu và nhận công tác.
ĐỀ 2
Câu 1 :(2,0 đ)
1.1 Phân biệt phương châm quan hệ và phương châm cách thức ?
1.2 Câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
Câu 2: (2,0 đ)
2.1 Chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận . Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó ?
2.2 .Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
2.3 Vì sao có thể gọi bài Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ngợi cuộc sống mới ?
Câu 3: (6,0 đ)Làm văn ( Học sinh chọn một trong hai đề để làm bài)
Đề 1: Dựa vào Văn bản Cảnh ngày xụân của Nguyễn Du giới thiệu cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi
Đề 2 Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn cảm động về tình cha con, nhất là đoạn kể về 3 ngày nghĩ phép của ông Sáu. Em hãy kể lại chuyện xảy ra ở gia đình ông Sáu trong ba ngày ông nghĩ phép., từ đó nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu




...................................................................................................................................................................




ĐỀ 5:
Câu 1:( 2đ5)
1.1-Chép lại bốn câu thơ cuối tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
1.2-Từ trái tim trong câu cuối cùng của đoạn thơ vừa chép được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
1.3- Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Câu 2 : (1.5đ) Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn văn sau đây:
Gậy tre ,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng , đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre ,anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ( Thép Mới - Cây tre Việt Nam)
Câu 3: Làm văn ( Học sinh chọn một trong hai đề để làm bài)
Đề 1 : Viết bài văn giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Đề 2 Kể một câu chuyện thú vị về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu làm cho em cảm động.

ĐỀ 6:
Câu 1: Nêu chủ đề , tình huống truyện của Truyện ngắn Làng ,Lặng lẽ Sa Pa và Chiếc lược ngà?
Câu 2 :
2.1Chép lại những câu thơ có từ “ nhóm” trong bài thơ Bếp Lửa.
2.2 Cho biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển của mỗi từ nhóm được dùng trong câu thơ?
2.3 Nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “ Bếp lửa” ?
Câu 3: Làm văn ( Học sinh chọn một trong hai đề để làm bài)
Đề 1 Viết bài văn giới thiệu về Nguyện Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
Đề 2 Kể lại nội dung tác phẩm làng của Kim Lân bằng lời kể của nhân vật Ông Hai ( yêu cầu có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luân, các hình thức đối thoại, độc thoại ).

ĐỀ 3:
Câu 1: Cho câu thơ : Áo anh rách vai.
1.1 -Chép tiếp những câu thơ còn lại trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
1.2 - Trong các từ vai ,miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Tá
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)