De thi thu dai hoc
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Hồng Nhung |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: de thi thu dai hoc thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
SỞ GD – ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
MÃ ĐỀ THI: 483
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 1 – NĂM 2013
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:.................................................................. Lớp : ….. Số báo danh: ………
Câu 1: Làm thế nào người ta xác định đượcADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
A. Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.
B. Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm.
C. Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn gen.
D. Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 2: Ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Cho lai ruồi giấm mắt đỏ cánh bình thường với ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ thu được kết quả sau:
* Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ cánh bình thường :7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ cánh xẻ: 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường.
* Ruồi cái F1: 50%mắt đỏ cánh bình thường : 50% mắt đỏ cánh xẻ.
Tần số hoán vị gen là:
A. 30 % B. 15 % C. 7,5 %. D. 20 %.
Câu 3: Để phát hiện ra đột biến chuyển đoạn người ta căn cứ vào:
A. Tỷ lệ tế bào sinh dục hữu thụ
B. Kiểu hình của con cháu
C. Sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân
D. Tỷ lệ sống sót của thế hệ con cháu
Câu 4: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
A. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y.
B. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y.
C. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động.
D. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội.
Câu 5: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp
tương đồng số 8 và số 10. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/8 B. 1/2 C. 1/4 D. 1/16
Câu 6: Ở người A - phân biệt được mùi vị > a- không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng TS alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là?
A. 9,44% B. 52% C. 1,97% D. 1,72%
Câu 7: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
A. F2 có 4 kiểu hình.
B. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
D. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
Câu 8: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 9/64 B. 27/256 C. 81/256 D. 27/64
Câu 9: Ở cà chua, alen trội A quy định tính trạng thân cao, alen lặn a quy định tính trạng thân thấp, gen trội B quy định tính trạng quả tròn, alen lặn b quy định tính trạng quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Lai cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen , F1 thu được tỉ lệ: 47,5% thân cao, quả tròn: 27,5% thân cao, bầu dục : 2,5% thân thấp, quả tròn: 22,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Hồng Nhung
Dung lượng: 94,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)