đề thi thử chuyên lý 23
Chia sẻ bởi Hà Thị Bạch |
Ngày 14/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: đề thi thử chuyên lý 23 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC KẠN NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: VẬT LÍ (đề chuyên)
Ngày thi: 03/07/2013
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 05 câu in trong 02 trang)
Câu 1. (2 điểm)
Một người đứng tại điểm M cách con đường d một đoạn l (m) để chờ ô tô. Khi nhìn thấy ô tô còn cách mình một đoạn MA = L (m) thì người đó bắt đầu chạy ra đường để bắt kịp ô tô. Vận tốc của ô tô và v1 (m/s). Khi người đó chạy với vận tốc v2 (m/s) ra đường thì kịp lúc ô tô vừa tới điểm N.
Tính góc HMN theo l, L, v1 và v2.
Áp dụng: tính góc HMN trong trường hợp l = 50 (m); L = 200 (m); v1 = 36 (km/h); v2 = 12 (km/h).
d A N H
L l
M
Câu 2. (2 điểm)
Người ta thả một miếng hợp kim chì-kẽm có khối lượng 50 gam ở nhiệt độ 136°C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K chứa 100 gam nước ở nhiệt độ 14°C. Khi cân bằng nhiệt được thiết lập, nhiệt độ của nước là 18°C. Bỏ qua sự mất nhiệt. Biết nhiệt dung riêng (J.kg−1.K−1) của chì, kẽm và nước lần lượt là 337, 126, 4180. Hãy tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong miếng hợp kim?
Câu 3. (2 điểm)
Xét mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên:
Trong đó, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch AB luôn không đổi và bằng U (V); R1 = R2; R3 = R4; điện trở của ampe kế, công tắc và dây nối không đáng kể. Chứng minh rằng trạng thái đóng, mở của công tắc K không ảnh hưởng đến số chỉ của ampe kế A.
A B
R1 R2
K
R3 R4
Để xác định điện trở của bóng đèn Đ, một học sinh mắc nối tiếp bóng đèn Đ với một điện trở mẫu có trị số R = 2Ω và một biến trở B có trị số điện trở biến thiên trong đoạn từ 5Ω đến 10Ω và một ampe kế. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch được giữ không đổi là U = 20V. Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Tiến hành điều chỉnh trị số điện trở của biến trở RB và quan sát số chỉ của ampe kế, học sinh đó đã thu được bảng số liệu sau:
RB (Ω)
5
6
7
8
9
10
Số chỉ của ampe kế (A)
2,01
1,82
1,65
1,54
1,39
1,33
Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong mạch vào điện trở của biến trở. Cho biết hình dạng của đồ thị?
Tính điện trở của đèn RĐ và tính sai số trung bình của phép đo.
Câu 4. (2 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên:
Trong đó, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch luôn không đổi là UAB = 12V; R1 = 2Ω, R2 = 2,; R3 = 4Ω, R4 = 1Ω; R5 = 3Ω.
Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở.
UAB
R1 R2
R5
R3 R4
Câu 5. (2 điểm)
Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ L có tiêu cự f (cm) sao cho AB vuông góc với trục chính và B nằm trên trục chính. Ảnh thu được là ảnh ảo và cao gấp hai lần vật. Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính một đoạn 12 (cm) thì ảnh thu được là ảnh thật và cao bằng một nửa vật.
Vẽ hình minh họa trong hai trường hợp?
Tính tiêu cự f của thấu kính?
----------HẾT----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC KẠN NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: VẬT LÍ (đề chuyên)
Ngày thi: 03/07/2013
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 05 câu in trong 02 trang)
Câu 1. (2 điểm)
Một người đứng tại điểm M cách con đường d một đoạn l (m) để chờ ô tô. Khi nhìn thấy ô tô còn cách mình một đoạn MA = L (m) thì người đó bắt đầu chạy ra đường để bắt kịp ô tô. Vận tốc của ô tô và v1 (m/s). Khi người đó chạy với vận tốc v2 (m/s) ra đường thì kịp lúc ô tô vừa tới điểm N.
Tính góc HMN theo l, L, v1 và v2.
Áp dụng: tính góc HMN trong trường hợp l = 50 (m); L = 200 (m); v1 = 36 (km/h); v2 = 12 (km/h).
d A N H
L l
M
Câu 2. (2 điểm)
Người ta thả một miếng hợp kim chì-kẽm có khối lượng 50 gam ở nhiệt độ 136°C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K chứa 100 gam nước ở nhiệt độ 14°C. Khi cân bằng nhiệt được thiết lập, nhiệt độ của nước là 18°C. Bỏ qua sự mất nhiệt. Biết nhiệt dung riêng (J.kg−1.K−1) của chì, kẽm và nước lần lượt là 337, 126, 4180. Hãy tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong miếng hợp kim?
Câu 3. (2 điểm)
Xét mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên:
Trong đó, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch AB luôn không đổi và bằng U (V); R1 = R2; R3 = R4; điện trở của ampe kế, công tắc và dây nối không đáng kể. Chứng minh rằng trạng thái đóng, mở của công tắc K không ảnh hưởng đến số chỉ của ampe kế A.
A B
R1 R2
K
R3 R4
Để xác định điện trở của bóng đèn Đ, một học sinh mắc nối tiếp bóng đèn Đ với một điện trở mẫu có trị số R = 2Ω và một biến trở B có trị số điện trở biến thiên trong đoạn từ 5Ω đến 10Ω và một ampe kế. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch được giữ không đổi là U = 20V. Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Tiến hành điều chỉnh trị số điện trở của biến trở RB và quan sát số chỉ của ampe kế, học sinh đó đã thu được bảng số liệu sau:
RB (Ω)
5
6
7
8
9
10
Số chỉ của ampe kế (A)
2,01
1,82
1,65
1,54
1,39
1,33
Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong mạch vào điện trở của biến trở. Cho biết hình dạng của đồ thị?
Tính điện trở của đèn RĐ và tính sai số trung bình của phép đo.
Câu 4. (2 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên:
Trong đó, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch luôn không đổi là UAB = 12V; R1 = 2Ω, R2 = 2,; R3 = 4Ω, R4 = 1Ω; R5 = 3Ω.
Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở.
UAB
R1 R2
R5
R3 R4
Câu 5. (2 điểm)
Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ L có tiêu cự f (cm) sao cho AB vuông góc với trục chính và B nằm trên trục chính. Ảnh thu được là ảnh ảo và cao gấp hai lần vật. Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính một đoạn 12 (cm) thì ảnh thu được là ảnh thật và cao bằng một nửa vật.
Vẽ hình minh họa trong hai trường hợp?
Tính tiêu cự f của thấu kính?
----------HẾT----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Bạch
Dung lượng: 23,89KB|
Lượt tài: 22
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)