Đề thi tham khảo Văn 9_2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phương | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tham khảo Văn 9_2013-2014 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ THUẬN AN
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM

MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI VÒNG THỊ
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2013 - 2014

Mức độ

Tên Chủ đề


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Tiếng Việt
– Biện pháp tu từ


- Xác định biện pháp tu từ trong khổ thơ.

- Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong khổ thơ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %




Số câu: 1
điểm 1,5
=15%

2. Văn bản
- Đoàn thuyền đánh cá


- Chép thuộc lòng khổ thơ








- Chỉ ra cái hay trong khổ thơ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %




Số câu:1
điểm 1,5
=15%

3. Tập làm văn
Nghị luận


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %













- Nghị luận nhân vật






Số câu:1
điểm 7
=70%







Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%


PHÒNG GD&ĐT TX THUẬN AN ĐỀ THI THAM KHẢO THI HSG VÒNG THỊ
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2013 - 2014
-------------------------- Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề)


Câu 1: (1,5 điểm)
Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) chỉ ra cái hay trong khổ thơ đó.
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Sớm mai mây ghé chòi canh
Trưa vàng mây đến lượn quanh đàn gà
Xế chiều mây đậu vườn hoa
Đêm trăng mây lại vào nhà vấn vương
(Lưu Trùng Dương)
Câu 3: (7 điểm)
Em hãy làm rõ hình ảnh con người trong cuộc kháng chiến chống pháp và trong xây dựng cuộc sống mới qua hai tác phẩm đã học Làng (Kim Lân) và Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).


Hết






















ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1,5 đ)
Chép đúng khổ thơ (0,5 đ)
Cái hay của khổ thơ: (1 đ)
+ Miêu tả thiên nhiên bằng các biện pháp nghệ thuật: Liên tưởng, so sánh, nhân hóa -> Mặt trời như hòn lửa khổng lồ đang tụt dần xuống lòng biển sâu. Sóng và đêm cũng như hai con người cẩn thận cài then, sập cửa để có một bóng tối yên tĩnh
=> Vũ trụ đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động.
+ Miêu tả hoạt động của con người: Lại công việc đánh cá đã đi vào nề nếp, trở thành quy luật. Câu hát có sức mạnh làm căng buồm như gió
=> Sự hào hứng, vui tươi, lạc quan của ngư dân
Câu 2: (1,5 đ)
Chỉ ra các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, nhân hóa (0,5 đ)
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ:
+ Điệp từ mây tạo nhịp cho câu thơ, nhấn mạnh ý thơ, khắc họa ấn tượng cảnh thiên nhiên độc đáo ở vùng rừng núi.
+ Nhân hóa mây như người biết ghé, đến, đậu, vào nhà tạo sự gắn bó, hòa hợp, gần gũi giữa thiên nhiên và con người
Câu 3: (7 đ)
* Về hình thức : (1 đ)
- Đúng thể loại : Nghị luận
- Bố cục : đúng , đủ ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài .
- Cách trình bày : lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ
* Về nội dung : (6 đ)
Làm rõ hai ý:
- Con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Yêu tha thiết xóm làng của mình: Tự hào về ngôi làng, buồn nhớ khi phải xa làng (0,5 đ)
+ Yêu nước, yêu kháng chiến: Đau buồn khi nghe tin làng mình theo giặc. Vui mừng khi nghe tin làng không theo giặc. (1 đ)
+ Về nghệ thuật: Xây dựng được hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1 đ)
- Con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phương
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)