Đề thi tham khảo Lịch sử 9_2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phương | Ngày 16/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tham khảo Lịch sử 9_2013-2014 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9
THUẬN AN MÔN: LỊCH SỬ (ĐỀ 1)
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC: 2013 - 2014

Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)

PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 1: (6 điểm).
Phân tích tình hình thế giới “sau chiến tranh lạnh”

PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1: (7 điểm).
Trình bày chủ trương và biện pháp của Đảng và chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) có gì khác nhau?
Câu 2: (5 điểm).
Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình đi tìm đường cứu nước và chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam (từ năm 1919 đến năm 1930).
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày diễn biến chiến thắng Dầu Tiếng (27/11/1965).
























ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỞI 9

PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 1: (6 điểm).
Sau 4 thập niên chạy đua vũ trang tốn kém đến tháng 12 /1989 tổng thống Mỹ Busơ (Cha) và tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Goóc-Ba-Chốp cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.Từ đó,tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo 4 xu hướng. Đó là:
+ Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Trực tự 2 cực I-an-ta tan rã, tiến tới xác lập trực tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước sau chiến tranh lạnh ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 nhiều khu vực xảy ra xung đột hoặc nội chiến kéo dài
( Xu thế chung của thế giới: Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1: (7 điểm).
Đấu tranh chống bọn Tưởng Giới Thạch và bè lũ phản cách mạng:
* Âm mưu và hành động chống phá của quân Tưởng:
- Chúng dùng bọn tay sai “Việt quốc”, “Việt cách” phá ta từ bên trong.
- Bọn tay sai đòi ta phải cải tổ chính phủ, nhường cho chúng một số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử đòi gạt những Đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ lâm thời.
* Sách lược đấu tranh của ta đối với Tưởng và tay sai:
- Ta chủ trương hoà hoãn, tránh xung đột vũ trang, nhân nhượng chúng một số yêu sách về kinh tế, chính trị.
+ Nhường cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế Bộ trưởng trong chính phủ.
+ Cung cấp cho Tưởng một phần lương thực, thực phẩm, nhân tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ”.
- Cương quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.
( Thực hiện sách lược trên, ta đã hạn chế và vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
Hiệp định sơ bộ (6 / 3 ) và Tạm ước 14 / 9 / 1946:
a/ Hoàn cảnh:
- Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc.
- Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với phong trào cách mạng ở Trung Quốc.
( Pháp - Tưởng thỏa hiệp với nhau và kí hiệp ước Hoa – Pháp (28 / 2 / 1946).
- Hiệp ước Hoa – Pháp đặt Việt Nam trước 2 con đường: Đánh Pháp hay hòa với Pháp. Đảng ta đã chọn con đường hoà với Pháp.
- Ngày 6 / 3 / 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp hiệp định sơ bộ.
b/ Nội dung hiệp định:
Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- Ta đồng ý cho Pháp vào Miền Bắc thay thế quân Tưởng.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ và tạo không khi thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức tại Paris.
- Tiếp đó ta ký thêm Tạm ước 14 / 9 nhằm kéo dài thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị kháng chiến.
* Ý nghĩa tác dụng: Đây là việc làm sáng tạo, tài tình và mền dẻo của Đảng và Bác trong hoàn cảnh đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phương
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)