đề thi tham khảo HSG 2015-2016
Chia sẻ bởi Trương Văn Nghĩa |
Ngày 15/10/2018 |
69
Chia sẻ tài liệu: đề thi tham khảo HSG 2015-2016 thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT TX DUYÊN HẢI Trường THCS TLH
ĐỀ THI HS GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: SINH HỌC THỜI GIAN: 150 PHÚT
( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1. (3 điểm)
Vợ chồng ông A sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông A có những thắc mắc sau:
Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu?
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông A giải đáp những thắc mắc đó.
Câu 2.(2điểm).
Mạch khuôn của 1 gen có trình tự nucleotit như sau :
Mạch khuôn ADN : TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
+Viết trình tự nucleotit trên mARN tổng hợp từ gen trên.
+Nếu mARN trên được giải mã thì sẽ thu được bao nhiêu axit amin?
Câu 3 ( 5 điểm )
Hãy cho biết những điểm khác nhau giữa :
1. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
2. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân I.
3. Thường biến và đột biến.
Câu 4 ( 3 điểm )
Quan niệm sinh con trai hay con gái do người mẹ quyết định đúng hay sai ? Tại sao trong cấu trúc dân số , tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ1:1 bằng nhau ?
Câu 5(2 điểm). Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng xuất cao từ một vùng khác về trồng nhưng cây sau khi nảy mần thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không cho năng xuất.
Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh.Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?
Câu 6. ( 5 điểm)
Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen và G = 900. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 9000 nuclêôtit loại A.
a/ Xác định số lần gen tự nhân đôi?
b/ Số gen con được tạo thêm là bao nhiêu?
c/ Tính số nuclêôtit mỗi loại còn lại mà môi trường phải cung cấp
.-------HẾT-------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2015-2016
Câu
Nội dung đáp án
điểm
Câu 1
(3đ)
- Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).
- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.
1,0
1,0
1,0
Câu 2
(2đ)
- Mạch khuôn ADN: TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
mARN: AUG-UUA-UUU-UAU-UGX-GGG-GGX-UGA
-Số axit amin được tổng hợp từ mạch trên là : 7 do bộ ba UGA không mã hóa axit amin.
1
1
Câu 3
(5đ)
1. NST thường và NST giới tính :
NST thường
NST giới tính
- Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào sinh dưỡng.
- Luôn tồn tại từng cặp tương đồng.
- Mang gen qui định tính trạng thường
- Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng
- Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
- Mang gen qui định tính trạng giới tính.
2. Hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân I
Các kỳ
Nguyên phân
Giảm phân
-Kỳ đầu
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
- Kỳ cuối
- Kết quả
- Không có sự
ĐỀ THI HS GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: SINH HỌC THỜI GIAN: 150 PHÚT
( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1. (3 điểm)
Vợ chồng ông A sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông A có những thắc mắc sau:
Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu?
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông A giải đáp những thắc mắc đó.
Câu 2.(2điểm).
Mạch khuôn của 1 gen có trình tự nucleotit như sau :
Mạch khuôn ADN : TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
+Viết trình tự nucleotit trên mARN tổng hợp từ gen trên.
+Nếu mARN trên được giải mã thì sẽ thu được bao nhiêu axit amin?
Câu 3 ( 5 điểm )
Hãy cho biết những điểm khác nhau giữa :
1. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
2. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân I.
3. Thường biến và đột biến.
Câu 4 ( 3 điểm )
Quan niệm sinh con trai hay con gái do người mẹ quyết định đúng hay sai ? Tại sao trong cấu trúc dân số , tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ1:1 bằng nhau ?
Câu 5(2 điểm). Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng xuất cao từ một vùng khác về trồng nhưng cây sau khi nảy mần thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không cho năng xuất.
Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh.Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?
Câu 6. ( 5 điểm)
Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen và G = 900. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 9000 nuclêôtit loại A.
a/ Xác định số lần gen tự nhân đôi?
b/ Số gen con được tạo thêm là bao nhiêu?
c/ Tính số nuclêôtit mỗi loại còn lại mà môi trường phải cung cấp
.-------HẾT-------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2015-2016
Câu
Nội dung đáp án
điểm
Câu 1
(3đ)
- Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).
- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.
1,0
1,0
1,0
Câu 2
(2đ)
- Mạch khuôn ADN: TAX-AAT-AAA-ATA-AXG-XXX-XXG-AXT
mARN: AUG-UUA-UUU-UAU-UGX-GGG-GGX-UGA
-Số axit amin được tổng hợp từ mạch trên là : 7 do bộ ba UGA không mã hóa axit amin.
1
1
Câu 3
(5đ)
1. NST thường và NST giới tính :
NST thường
NST giới tính
- Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào sinh dưỡng.
- Luôn tồn tại từng cặp tương đồng.
- Mang gen qui định tính trạng thường
- Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng
- Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
- Mang gen qui định tính trạng giới tính.
2. Hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân I
Các kỳ
Nguyên phân
Giảm phân
-Kỳ đầu
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
- Kỳ cuối
- Kết quả
- Không có sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Văn Nghĩa
Dung lượng: 95,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)