Đề thi tập trung Ngữ Văn 9 2008-209 PGD

Chia sẻ bởi Bùi Văn Út | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tập trung Ngữ Văn 9 2008-209 PGD thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Anh văn 9
Khóa thi ngày 19/5/2009 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề )
HỌ VÀ TÊN THI SINH: ……………………………….
NGÀY SINH:……………………………………………
NƠI SINH: ………………………………………………
HỌC SINH TRƯỜNG: ……………………… LỚP: …..
Kỳ thi: ……………………………..
Ngày thi:……………………………
Hội đồng thi:……………………….
……………………………………….
Quận, huyện: ………………………

SỐ CỦA MỖI BÀI
từ 1 đến 30
do giám thị ghi



SỐ KÝ DANH
CHỮ KÝ GIÁM THỊ 1
CHỮ KÝ GIÁM THỊ 2
SỐ MẬT MÃ






SỐ TỜ: ………… tờ
CHỮ KÝ GIÁM KHẢO 1
CHỮ KÝ GIÁM KHẢO 2
SỐ MẬT MÃ




ĐIỂM BÀI THI:
( Viết bằng số )
ĐIỂM BÀI THI:
( Viết bằng chữ)


PHÒNG GD – ĐT KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Toán học 9
Khóa thi ngày 19/5/2009 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề )


I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4điểm)
Câu 1: ( 2điểm) Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Câu 2: (2điểm) Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập? Mỗi thành phần cho một ví dụ minh hoạ?
II. LÀM VĂN: (6điểm)
Nói với con đã đem đến cho em những nhận thức, hiểu biết gì đối với bài học về lẽ sống trong bài thơ.
































PHÒNG GD – ĐT KRÔNG NÔ
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9 – KÌ II – NH 08-09
I. VĂN - TIẾNG VIỆT
Câu 1: Các biện pháp tu từ:
- Nhân hoá: “mặt trời đi” tạo cảm giác mặt trời như con người biết đi. (0,5điểm)
- Ẩn dụ : “mặt trời trong lăng”, “dòng người”, “kết tràng hoa”. (0,5 điểm)
- Mặt trời trong lăng: Khẳng định công lao to lớn, lòng nhiệt huyết cách mạng và tình cảm của Bác đối với dân, với nước (Bác như mặt trời) (0,5điểm)
- Dòng người, tràng hoa: Là sự thành kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác (0,5điểm)
Câu 2: - Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (0,5 điểm)
- Các thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú. (0,5điểm)
- Hs lấy được 4 ví dụ minh hoạ cho 4 thành phần trên (1 điểm)
II. LÀM VĂN:
- Mở bài: Là hình ảnh đứa con đang được cha mẹ nắm tay dắt đi cùng với lời khuyên nhủ để con hiểu về “người đồng mình” và cảnh vật quê hương.
- Thân bài: + Tác giả đi sâu diễn tả sức sống của “người đồng mình” với phẩm cách:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn...”
+ Đặc biệt là sống trên đá hay trên thung lũng không chê gập ghềnh, nghèo đói. “Người đồng mình” sống như suối, lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc.
+ “Người đồng mình”tuy thô sơ da thịt, nhưng rất yêu thương con và biết làm cho quê hương cao đẹp lên
+ Quê hương rất đỗi thân thương và nâng đỡ những đứa con của mình đi vào cuộc sống.
- Kết bài: Như một điệp khúc nhắc lại cho con cái chí hướng vào đời:
“Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con...”
Con là nguồn vui của cha mẹ, là hi vọng của cha mẹ từ ngày mới cưới.
* Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS để đánh giá bài làm về văn phong, diễn đạt, ngữ pháp.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Út
Dung lượng: 39,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)