De thi sinh hoc 7

Chia sẻ bởi Trần Thị Nhàn | Ngày 15/10/2018 | 112

Chia sẻ tài liệu: de thi sinh hoc 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015-2016

MÔN: SINH HỌC - KHỐI 7
(Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề)
__________________________________________________________________________________________
Họ tên học sinh: --------------------------------------------------------------------Lớp: -------------- SBD: ---------------
(Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề)

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy chú thích cấu tạo ngoài của nhện

Hình: Cấu tạo ngoài của nhện
Câu 2: (2,0 điểm) Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành?
Câu 3: (2,5 điểm) Trùng kiết lị có hại như thế nào đến sức khỏe con người? Nêu 3 biện pháp phòng bệnh kiết lị ở người.
Câu 4: (1,0 điểm) Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành?
Câu 5: (1,5 điểm) Trình bày vòng đời của sán lá gan?
-----------------------------HẾT-----------------------------





ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: SINH HỌC 7
Câu 1: (3,0 điểm) Mỗi chú thích đúng được 0,5 điểm:
Kìm
Chân xúc giác
Chân bò
Khe thở
Lỗ sinh dục
Núm tuyến tơ
Câu 2: (2,0 điểm) Mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp cùng một ngành vì cả 2 sinh vật đều có những đặc điểm chung: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Thân mềm, không phân đốt.
Có vỏ đá vôi, có khoang áo bao bọc.
Hệ tiêu hóa phân hóa.
Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Câu 3: (2,5 điểm) Tác hại của trùng kiết lị gây bệnh ở người:
Đau bụng (0,25 điểm)
Đi ngoài phân có lẫn máu (0,25 điểm)
Suy kiệt sức lực (0,5 điểm)
Học sinh nêu đúng 3 biện pháp được 1,5 điểm
Câu 4: (1,0 điểm) Châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trở thành dạng trưởng thành vì lớp vỏ cuticun của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.
Câu 5: (1,5 điểm) Vòng đời của sán lá gan:
Sán lá gan ký sinh gan, mật trâu, bò => trứng được thụ tinh => Ấu trùng có lông bơi (trong nước) => Ấu trùng có đuôi (trong cơ thể ốc ruộng) => kén sán bám vào rau bèo=> Trâu, bò ăn phải.

-----------------------HẾT-----------------------

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nhàn
Dung lượng: 128,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)