DE THI SINH 7

Chia sẻ bởi Trương Văn Hoàng | Ngày 15/10/2018 | 105

Chia sẻ tài liệu: DE THI SINH 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018
Họ tên hs : .............................................. Môn : Sinh học lớp 7
Lớp : ....................................................... Thời gian làm bài : 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (2,5 điểm)
Phân biệt điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của ngành ruột khoang với ngành giun dẹp? Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của ruột khoang?
Câu 2: (2,5 điểm) 
Đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của chúng? Nêu vai trò thực tiễn của ngành Chân Khớp?
Câu 3: (2,5 điểm) 
Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất? Nêu lợi ích của giun đất đối với nông nghiệp?
Câu 4: (2,5 điểm)
Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
-----------HẾT-----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm

1
(2,5 đ)
* Khác nhau giữa ngành ruột khoang và giun dẹp :
Đặc điểm
Ruột khoang
Giun dẹp

Cơ thể
- Hình trụ

- Đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Tế bào gai phát triển
- Hình lá dẹp theo chiều lưng bụng.
- Đối xứng hai bên
- Ruột phân nhánh
- Giác bám phát triển

* Ý nghĩa của tế bào gai của ruột khoang : Bắt mồi và tự vệ
* Lưu ý : Không yêu cầu học sinh nêu phần đặc điểm chung (giảm tải)



0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ

2
(2,5 đ)
* Đặc điểm ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của Chân Khớp :
- Phần phụ Chân Khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
- Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài vừa làm chỗ bám cho các cơ vừa chống bay hơi nước, thích nghi sống trên cạn.

0,5đ

0,5đ


* Vai trò thực tiễn :
a) Lợi ích :
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Là thức ăn của động vật khác.
- Làm thuốc chữa bệnh.
- Thụ phấn cho cây trồng.
- Làm sạch môi trường.
b) Tác hại :
- Làm hại cho cây trồng, cho nông nghiệp.
- Hại đồ gỗ, tàu thuyền...
- Là vật trung gian truyền bệnh.

1,0đ





0,5đ

3
(2,5 đ)
* Cấu tạo ngoài :
- Cơ thể dài thuôn hai đầu, gồm nhiều đốt, mỗi đốt có vành tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất..
- Phần đầu có: Miệng, lỗ sinh dục đực, đai sinh dục, lỗ sinh dục cái.
- Phần đuôi có hậu môn
* Vai trò của giun đất đối với nông nghiệp :
- Làm đất tơi xốp.
- Tăng độ phì cho đất.
- Là bạn của nhà nông.

0,5đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ







4
(2,5 đ)

Đặc điểm cấu tạo ngoài cá chép
Sự thích nghi với đời sống bơi lặn

- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
- Giảm sức cản của nước

- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước
- Màng mắt không bị khô

- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày
- Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp
- Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang

- Vảy cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân
- Có vai trò như bơi chèo


Mỗi


0,5đ


0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ


HẾT


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Hoàng
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)