Đề thi Ôlimpic Van 8 HKII_THCS Yên Lạc_V.Phúc
Chia sẻ bởi Trần Thị Vân |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ôlimpic Van 8 HKII_THCS Yên Lạc_V.Phúc thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Yên Lạc
----***----
ĐỀ THI OLIMPIC HK 2
Môn: Ngữ văn 8 (Ngoài ĐT)
Ngày thi: 24 tháng 4 năm 2011
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 kì 2, em dã học bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh, hãy:
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2:
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (...)
(Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu 3:
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
---------------------------------------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC HK2 NĂM 2010 – 2011
MÔN : NGỮ VĂN (Ngoài ĐT)- Thời gian: 120 phút.
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Phiên âm: (1 đ) Vọng nguyệt.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
( Hồ Chí Minh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (0,5 đ)
c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (1,0 đ)
d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho 1,5 điểm, nếu học sinh lí giải được các ý như sau, trường hợp học sinh chỉ giải thích được một ý thì cho 0,5 điểm:
- Trong đoạn trích, không thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được, bởi vì nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
- Quên ở đây không có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết: Căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không quan tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người.
- Chưa có nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện được, còn nếu dùng từ chẳng thì sẽ không bao giờ thực hiện được ý định trả thù.
Câu 3: (5,5 điểm)
* Yêu cầu chung: - Bài làm có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, lời văn lưu loát, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu và chính tả.
- Bài làm phải nêu được 3 ý chính sau:
1. Cảnh
----***----
ĐỀ THI OLIMPIC HK 2
Môn: Ngữ văn 8 (Ngoài ĐT)
Ngày thi: 24 tháng 4 năm 2011
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 kì 2, em dã học bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh, hãy:
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2:
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (...)
(Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu 3:
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
---------------------------------------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC HK2 NĂM 2010 – 2011
MÔN : NGỮ VĂN (Ngoài ĐT)- Thời gian: 120 phút.
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Phiên âm: (1 đ) Vọng nguyệt.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
( Hồ Chí Minh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (0,5 đ)
c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (1,0 đ)
d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho 1,5 điểm, nếu học sinh lí giải được các ý như sau, trường hợp học sinh chỉ giải thích được một ý thì cho 0,5 điểm:
- Trong đoạn trích, không thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được, bởi vì nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
- Quên ở đây không có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết: Căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không quan tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người.
- Chưa có nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện được, còn nếu dùng từ chẳng thì sẽ không bao giờ thực hiện được ý định trả thù.
Câu 3: (5,5 điểm)
* Yêu cầu chung: - Bài làm có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, lời văn lưu loát, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu và chính tả.
- Bài làm phải nêu được 3 ý chính sau:
1. Cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Vân
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)