Đề thi NV 8 HKII

Chia sẻ bởi Như Quỳnh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề thi NV 8 HKII thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TUY PHƯỚC ĐÈ THI HỌC KÌ II KHỐI 8
TRƯỜNG:………………………………… MÔN: NGỮ VĂN
Họ và tên:…………………………………. Thời gian làm bài: 90’
Lớp:……………………………………….. (Không tính thời gian giao bài)
(----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm:
 Lời phê của giáo viên:

PHẦN I: Trắc nghiệm( 3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
‘’ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lên láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?...”
(trích Nhớ rừng_ Ngữ văn 8 tập 2)
1. Tác giả bài nhớ rừng là ai ?
A. Tế Hanh B. Thế Lữ C. Hồ Chí Minh D. Tố Hữu
2. Bài thơ nhớ rừng được viết vào khoảng thời gian nào?
A. Trước cách mạng năm 1945
B. Sau các mạng năm 1945
C. Trong kháng chiến chống Mỹ 1945-1975
D. Cả A,B,C đều sai.
3. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Điệp ngữ và hoán dụ.
B. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ.
C. Câu hỏi tu từ và so sánh.
D. So sánh và nhân hóa.
4. Nội dung của đoạn thơ là gì?
A. Khao khát tự do mãnh liệt.
B. Nỗi niềm nhớ tiếc khôn nguôi về thời quá khứ vàng son.
C. Chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
D.Cả A, B, C đều đúng.
5. Tác giả đã dùng hành động nói gì trong đoạn thơ trên?
A. Bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
B.Bộc lộ cảm xúc và phủ định.
C. Hứa hẹn và bộc lộ cảm xúc.
D. Hứa hẹn và phủ định.
6. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào
A. Thể thỏ tự do.
B. Thể thơ song thất lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Thể thơ lục bát.
7. Bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” cod đặc điểm chung gì về nghệ thuật?
A. Tạo nên hai hình tượng, hai nhân vật đối lập nhau để làm nổi bật nội dung chính của bài.
B. Ngôn ngữ giàu cảm xúc.
C. Đều viết theo thể thơ tự do.
D. Cả A,B,C đều sai.
8. Trường hợp nào sau đây cần viết văn bản tường trình?
A. Thông báo, báo cáo về tình hình của lớp.
B. Kiểm điểm về những gì mình đã làm.
C. Kể lại sự việc để người xem có thể hiểu đúng sự việc.
D. Hứa hẹn sẽ làm tốt hơn.
9. Khi một người đang thực hiện lượt lời của mình mà bị người khác xen vào thì gọi là…
A. Tranh lời.
B. Chêm lời.
C. Giành lời.
D. Lấy lời.
10. Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì?
A. Dấu chấm phẩy.
B. Dấu hai chấm.
C.Dấu chấm.
D.Dấu chấm than.
PHẦN II: Tự luận(7 điểm):
Câu 1: Hãy chép thuộc lòng đoạn văn :”Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng vui lòng” trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Sau đó nêu lên nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2: Em hãy viết một bài văn nêu rõ lợi ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
---------------------------------(((((((((((------------------------------------


BÀI LÀM VĂN:
Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: Ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch đối với chúng ta. Thân bài : Những chuyến đi giúp cho chúng ta rất nhiều ích lợi * Mở rộng tầm hiểu biết - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học ở lớp - Trước khi đi tham quan mới chỉ nghe qua lời giảng của thầy cô nên mới hiểu sự vật hiện tượng qua liên tưởng, tưởng tượng; khi được đi tham quan, du lịch được mắt thấy tai nghe nên hiểu trực quan và cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều - Hơn thế nữa, tham quan còn giúp ta hiểu cả những điều chưa nói đến trong sách vở * Bồi dưởng về tình cảm - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn - Yêu con người lao động hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Như Quỳnh
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)