Đề thi Ngữ văn vào 10 - 2013
Chia sẻ bởi Trần Văn Quang |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn vào 10 - 2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013 -2014
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài:120 phút)
I. PH ẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây về văn học dân gian Việt Nam là không chính xác?
A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết.
B. Là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân.
C. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
D. Là một nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua các thời đại.
Câu 2: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Bâng khuâng, tiếc nuối.
C. Trong sáng, thiết tha. D. Nghiêm trang, thành kính.
Câu 4: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn bản nghị luận?
A. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn. B. Hình ảnh đầy đủ, chi tiết.
C. Lập luận hợp lí, chặt chẽ. D. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn.
Câu 5: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát. B. Thẻ thơ song thất lục bát.
C. Thể thơ ngũ ngôn. D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 6: Câu: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” là câu gì?
A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn.
Câu 7: Chủ đề bài thơ Mây và sóng của Ta-go là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc. B. Tình mẫu tử thiêng liêng.
C. Tình bè bạn thăm thiết. D. Tình anh em sâu nặng.
Câu 8: Đề bài nào không thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
B. Suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo.
C. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
D. Bàn về hai nhân vật Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - ten.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
2. Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về hiện tượng “nghiện” game trong học sinh hiện nay, trong đó có sử dụng câu có khowie ngữ.
(yêu cầu: đánh số thứ tự các câu và gạch chân thành phần khởi ngữ)
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về tình yêu thương con ở nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (phần trích Ngữ văn 9 , tập một, NXB giáo dục 2005).
----------------------HẾT----------------------
Họ và tên thí sinh: …………………………………. Giám thị số 1:……………………………………
Số báo danh: ………………………………………. Giám thị số 2: ………………………………….
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013 -2014
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài:120 phút)
I. PH ẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây về văn học dân gian Việt Nam là không chính xác?
A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết.
B. Là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân.
C. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
D. Là một nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua các thời đại.
Câu 2: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Bâng khuâng, tiếc nuối.
C. Trong sáng, thiết tha. D. Nghiêm trang, thành kính.
Câu 4: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn bản nghị luận?
A. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn. B. Hình ảnh đầy đủ, chi tiết.
C. Lập luận hợp lí, chặt chẽ. D. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn.
Câu 5: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát. B. Thẻ thơ song thất lục bát.
C. Thể thơ ngũ ngôn. D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 6: Câu: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” là câu gì?
A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn.
Câu 7: Chủ đề bài thơ Mây và sóng của Ta-go là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc. B. Tình mẫu tử thiêng liêng.
C. Tình bè bạn thăm thiết. D. Tình anh em sâu nặng.
Câu 8: Đề bài nào không thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
B. Suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo.
C. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
D. Bàn về hai nhân vật Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - ten.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
2. Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về hiện tượng “nghiện” game trong học sinh hiện nay, trong đó có sử dụng câu có khowie ngữ.
(yêu cầu: đánh số thứ tự các câu và gạch chân thành phần khởi ngữ)
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về tình yêu thương con ở nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (phần trích Ngữ văn 9 , tập một, NXB giáo dục 2005).
----------------------HẾT----------------------
Họ và tên thí sinh: …………………………………. Giám thị số 1:……………………………………
Số báo danh: ………………………………………. Giám thị số 2: ………………………………….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)