Đề thi Ngữ văn và đáp án (HKII)

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn và đáp án (HKII) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 90 phút)


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm):
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Những từ in đậm trong câu văn sau: “- Trời ơi, chỉ còn năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa . Nguyễn Thành Long) được gọi là gì?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi - đáp. D. Thành phần phụ chú
Câu 2: Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, tác giả Vũ Khoan cho rằng sự chuẩn bị gì là quan trọng nhất?
Kiến thức. B. Kỹ năng giao tiếp.
C. Chuẩn bị bản thân con người. D. Tiền bạc.
Câu 3: “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.” (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm). Về hình thức, các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng hình thức nào?
A. Phép lặp từ ngữ. B. Phếp thế. C. Phép liên tưởng. C. Phép nối.
Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.
B. Chỉ ra nguyên nhân bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
C. Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xunh quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
D. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của vấn đề.
Câu 5: Văn bản  «Nói với con » (SGK Ngữ văn 9 tập II) là của tác giả nào?
A. Y Phương. B. Chế Lan Viên. C. Nguyễn Đình Thi. D. Nam Cao.
Câu 6: Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” (Sang Thu – Hữu Thỉnh), từ láy “chùng chình” có nghĩa là gì?
A. Dừng lại, không đi nữa. B. Đi qua thật nhanh.
C. Đi thong thả. D. Cố ý đi chậm lại.
Câu 7: Trong câu văn “ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, kjoong sợ nó thiếu giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?
Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ. B. Chúng ta.
C. Có thể tin ở tiếng ta. D. Không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
Câu 8: Kiểu văn bản nghị luận nào “ bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống … của con người.”?
Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống.
D. Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
D. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Về bài thơ “ Viếng lăng bác” (Viễn Phương):
Bài thơ được sáng tác năm nào?
Chép lại những câu thơ trong bài thơ có hình ảnh hàng tre, cây tre. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh này trong bài thơ.
Câu 2: (5,5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ ” (Thanh Hải)
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lạng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

(Ngữ văn 9, tập II, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: Ngữ văn 9

Phần trắc nghiệm: (2.0 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 71,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)