Đề thi Ngữ văn 9có ma trận ,đáp án

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Huyền | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn 9có ma trận ,đáp án thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS CHÍ HOÀ
ĐỀ KIỂM TRA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài: 120 phút




 1. Ma trận:
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng



TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn học




Câu 2
3 điểm


3 điểm

Tiếng Việt


Câu1
2 điểm




2 điểm

Tập làm văn






Câu 3
5 điểm
5 điểm

Tổng

2 điểm
3 điểm
5 điểm
10 điểm


2. Đề KT:

Câu 1:
a)(1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
-“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b)(1,0 điểm)Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2:( 3 điểm)
Viết một bài văn thuyết minh ngắn (không quá 300 từ) giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Câu 3: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,Hết....................................
















HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
– Thành phần tình thái: Cũng may (0.5)
-Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên (0,5)
b) Các phép liên kết câu đã được sử dụng:
- Phép lặp : Mưa
- Phép nối: Nhưng
Câu 2: Bài viết đảm bảo những ý sau
a. Tác giả: Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Các tác phẩm chính như : "Mắt sáng học trò" (1970), "Nhớ lời di chúc" (1972). "Viếng lăng Bác" là bài thơ được trích từ tập "Như mây mùa xuân".
b. Tác phẩm
- Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, được vào lăng viếng Bác. Với niềm xúc động sâu xa, với sự thành kính ngưỡng mộ và cả niềm đau xót xen với tự hào, tác giả đã thay mặt những người con Việt Nam viết bài thơ dâng Bác.
+ Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu bài thơ là tâm trạng xúc động của một người con miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. Hình ảnh đầu tiên mang ấn tượng mạnh mẽ trong tác giả là hình ảnh hàng tre - một biểu tượng quen thuộc của làng quê, của dân tộc Việt Nam. Lăng Bác nằm giữa những hàng tre xanh xanh, như người vẫn ở làng Sen quê nhà, như Người đang ở giữa lòng dân tộc, giữa những người con kiên cường bất khuất. Cách xưng hô con - Bác ở câu thơ đầu bộc lộ bao niềm yêu thương, kính trọng của Viễn Phương cũng như của người dân Việt Nam dành cho vị cha già kính yêu của mình.
+ Những câu thơ tiếp theo thể hiện xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên lên từ những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ rất đặc sắc. Tác giả đối sánh hình ảnh thực mặt trời trên lăng với hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng để nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, đồng thời thể hiện được lòng tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. Tác giả đã kết hợp giữa hình ảnh thực Dòng người đi trong thương nhớ với hình ảnh ẩn dụ rất đẹp Kết tràng hoa dâng bảy mưới chín mùa xuân thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với người con vĩ đại của dân tộc.
+ Bước vào lăng Bác, xúc cảm trong lòng tác giả lại càng trào dâng mãnh liệt. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian được nhà thơ gợi tả rất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Huyền
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)