Đề thi Ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm).
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?
Câu 1: Trong câu “Đất nước như vì sao”- (Thanh Hải) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. So sánh.
Câu 2. Câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục” Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương gợi lên điều gì?
A. Hình ảnh tài hoa của những người thợ đục đá
B. Hình ảnh lao động vất vả của những người thợ đục đá.
C. Khắc họa nghề truyền thống độc đáo của dân tộc Tày?
D. Biểu hiện truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên của quê hương, dân tộc.
Câu 3. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước?
A Mùa xuân nho nhỏ. B Sang thu. C Viếng lăng Bác. D Ánh trăng.
Câu 4. Câu thơ nào mang nghĩa tường minh?
A. Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời. B. Người đồng mình đục đá kê cao quê hương.
C. Đêm nay rừng hoang sương muối. D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu 5. Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?
Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú.
Câu 6. Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
" Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"
A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú.
Câu 7. Trước đề văn: “Suy nghĩ từ câu ca dao: công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, em hãy chọn ý kiến đúng trong ba ý kiến dưới đây?
A. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
C. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
D. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Câu 8. Đề bài nào sau đây không phải là đề nghị luận văn học?
A. Hình ảnh quê hương qua bài thơ “ Quê hương”
B. Tình yêu thiên nhiên đất nước trong bài thơ “ Cảnh khuya”.
C. Tình yêu nước trong bài thơ “ Đồng chí”.
D. Từ bài thơ “Ánh trăng” hãy nghị luận câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.
Phần II. Tự luận (8 điểm).
Câu 1. (1 điểm)Thế nào là thành phần tình thái của câu? Nêu ví dụ, có phân tích, minh họa?(1 điểm).
Câu 2. (2,5 điểm)
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
a. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3. ( 4,5điểm) Bài thơ Viếng lăng Bác là nén tâm hương Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu. Hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên.

PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm:
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?
Câu 1. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương viết theo thể thơ nào?
A. Thể 5 chữ B. 7 chữ C. 8 chữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 288,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)