Đề thi ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hồng Phiên | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề thi ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 05/01/2010
Tuần 20 Tiết 73
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1. Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức
- Hiểu thế nào là tục ngữ?
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.
b. Kĩ năng
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
c. Thái độ
- GDHS biết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất.
2.Chuẩn bị
GV: - Thiết kế bài dạy
- Bảng phụ, phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Ôn tập Tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
HS: Soạn bài ở nhà.
3. Phương pháp dạy học
Đặt câu hỏi, gợi mở, gợi tìm, thảo luận, diễn giảng, đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận nhóm
4.Tiến trình dạy học
4.1 Ổn định tổ chức
4.2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
- Tập, sách giáo khoa.
4.3 Giảng bài mới:
Ở học kỳ I, các em đã được tìm hiểu về ca dao, những câu ca đã diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Trong học kỳ II này, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể loại văn học dân gian . Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn” dân gian vô tận. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”.
Tục ngữ có nhiều chủ đề . Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu 8 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

 Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tục ngữ
? Tục ngữ là gì? SGK
- Cho học sinh nêu ra một số từ khó và giải thích ý nghĩa.
? Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm?
? Mỗi nhóm gồm những câu nào? - 8 câu tục ngữ có thể chi làm hai nhóm, mỗi nhóm gồm 4 câu
? Gọi tên từng nhóm?
1 ( 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
5 ( 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV: Đọc trước và yêu cầu HS đọc lại
GV nhận xét cách đọc của học sinh


Hoạt động 3: Phân tích

* Thảo luận:
- Thảo luận theo những nội dung SGK ( câu hỏi 3, 4 )
Nhóm 1, 2: câu tục ngữ 1, 2, 3
Nhóm 3, 4: câu tục ngữ 4, 5, 6
Nhóm 5, 6: câu tục ngữ 7, 8
Câu1:
? Nghĩa của câu tục ngữ ?
? Cơ sở khoa học của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ?
- Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn ( kinh nghiệm nhận biết về thời gian.
? Em thử nêu lên một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm trong câu tục ngữ số 1?
? Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
- Kinh nghiệm nêu lên ở đây chủ yếu dùng cho người làm nghề nông song cũng có thể có ích chung cho người lao động khác, sống cùng vùng địa lí, trong những trường hợp: tính toán độ dài đường khi đi xa, sắp xếp công việc trong ngày, hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè và mùa đông
Câu 2:
? Nêu ý nghĩa câu tục ngữ, cở sở khoa học của kinh nghiệm và một số trường hợp có thể sử dụng kinh nghiệm ấy?
- Đây là tháng cao điểm của năm nông nghiệp: thu hoạch vụ trước, chuẩn bị vụ sau. Biết được quy luật của thời tiết người nông dân có thể chủ động tranh thủ làm hoặc nghỉ ngơi cho phù hợp với độ dài ngày và đêm.
( Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khoẻ vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm
Câu 3:
? Em hãy giải thích ý nghĩa và trường hợp áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ trên?
- Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao, sẽ mưa
- Trời nhiều sao thì ít mây do đó sẽ nắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hồng Phiên
Dung lượng: 473,39KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)