Đề thi Ngữ văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Nhung | Ngày 11/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34
Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian
Chuyên ngành: SP Ngữ văn (Văn - Địa)
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút


Câu 1 (5.0 điểm)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh/chị hãy chứng minh: Nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Việt thể hiện tính tổng hợp, tính cộng đồng và tính biện chứng.


Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên theo trí nhớ và cách hiểu của anh/chị. Dạy cho học sinh lớp 6 văn bản này, anh/chị cần nhấn mạnh điều gì?



Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



Người ra đề



Nguyễn Thị Hồng Nhung
TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34
Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian

Câu
Nội dung cần đạt
Điểm

1
Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh/chị hãy chứng minh: Nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Việt thể hiện tính tổng hợp, tính cộng đồng và tính biện chứng.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- Trình bày sáng rõ, hạn chế lỗi chính tả.
- Khuyến khích bài viết với bố cục hoàn chỉnh (3 phần mở-thân-kết)
b. Yêu cầu về kiến thức: SV có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau và lấy các dẫn chứng khác, dưới đây là một số gợi ý:
*Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt, thể hiện:
- Cách chế biến thức ăn, đồ uống: đủ ngũ vị, ngũ sắc
VD: Nước chấm, canh, kho cá..
- Trong cách ăn:
+ Có nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, thịt.
+ Tác động vào mọi giác quan
+ Tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thức ăn, nơi ăn, dụng cụ, bạn bè…
* Tính cộng đồng trong NT ẩm thực người Việt, thể hiện:
- Ăn chung, quây quần qanh mâm cơm – các thành viên phụ thuộc chặt chẽ với nhau
- Thể hiện rõ ở nồi cơm, các món trong mâm và bát nước chấm -> dùng chung
* Tính biện chứng, linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực người Việt
- Tính biện chứng âm - dương:
-> Hài hòa âm dương của thức ăn với nhau: Người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức (ứng với Ngũ hành):
+ Hàn: Lạnh – âm nhiều = Thủy
+ Nhiệt: Nóng – dương nhiều = Hỏa
+ Ôn: Ấm, dương ít = Mộc
+ Lương: Mát, âm ít = Kim
+ Bình: Trung tính = Thổ
-> Người Việt tuân thủ nghiêm ngặt quy luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến món ăn.
VD: Cá: hàn, lạnh, âm + Gừng: nhiệt, nóng, dương
+ Sự quân bình âm dương trong cơ thể: Người Việt sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. VD: nóng, sốt (dương) thì ăn cháo hành (âm)…
+ Sự quân bình âm dương giữa con người – môi trường tự nhiên: ăn theo mùa
VD: Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể
Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè.
-> Biết chọn đúng bộ phận có giá trị: Chuối sau, cau trước; Tôm nấu sống, bống để ươn, đầu cá trôi, môi cá mè, trứng lộn; Cốm hoa vàng, chim ra ràng; ong non, dế cốm, gà mái tơ, chó già...
5đ




0.5





0.5

0.5



0.5


0.5

0.5



0.5






0.5


0.5


0.5







2
Hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên theo trí nhớ và cách hiểu của anh/chị. Dạy cho học sinh lớp 6 văn bản này, anh/chị cần nhấn mạnh điều gì?
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc.
- Băn phong chuẩn mực, hạn chế lỗi chính tả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Nhung
Dung lượng: 31,69KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)