Đề thi môn Vật lý 9 HK2 08-09

Chia sẻ bởi Tô Minh Nguyệt | Ngày 15/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Đề thi môn Vật lý 9 HK2 08-09 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nội dung ôn tập Vật Lý 9 - Học kỳ 2

Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Máy biến thế
Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ: Đặc điểm ảnh một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Cách vẽ ảnh
Sự tạo thành ảnh trên phim trong máy ảnh
Mắt cận thị và mắt lão
Kính lúp
Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Sự phân tích ánh sáng trắng
Sự trộn các ánh sáng màu
Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Bài tập quang hình
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kì
Máy ảnh, kính lúp



Họ và tên Lớp 9
Bài thi học kì II – Môn vật Lí 9 (45 phút)

I. Trắc nghiệm (2đ) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
B. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa.
C. Người cận thị nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
D. Người cận thị nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Câu 2: Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A. Ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, lớn hơn vật.
C. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là thật, nhỏ hơn vật.
D. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là thật, lớn hơn vật.
Câu 3: Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
B. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
C. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
D. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
Câu 4: Nhìn một mảnh giấy xanh dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu:
A. Trắng B. Đỏ C. Xanh D. Đen

II. Tự luận: (8đ)
Câu 1: Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 0,5cm, vuông góc với trục của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích.
Câu 2: Người ta chụp một chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của máy 6cm. Tính chiều cao của ảnh trên phim.
Câu 3: Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm.
a) Mắt người ấy mắc tật gì?
b) Người ấy phải đeo thấu kính loại gì? Khi đeo kính phù hợp thì người ấy sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?
Câu 4: Làm thế nào để trộn hai ánh sáng màu với nhau? Trộn các ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta sẽ được ánh sáng màu gì?
















Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm khách quan (2đ). Mỗi câu đúng 0,5đ.
Câu 1. D
Câu 2. C
Câu 3. C
Câu 4. D
II. Tự luận (8đ) Mỗi câu 2đ
Câu 1: Vẽ được hình đúng tỉ lệ.
Câu 2: Ảnh cao 3cm.
Câu 3: Mỗi ý 1đ
a) Người ấy mắc tật cận thị
b) Người ấy phải đeo thấu kính phân kì.
Câu 4: Mỗi ý 1đ
- Muốn trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta chiếu hai chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng, hoặc chiều đồng thời hai chùm sáng đó vào mắt.
- Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau ta được ánh sáng trắng.
Họ và tên Lớp 9
Bài thi học kì II – Môn vật Lí 9 (45 phút)

I. Trắc nghiệm (2đ) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Minh Nguyệt
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)