ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 THÁNG 10
Chia sẻ bởi Trần Thị Hồng Nhung |
Ngày 09/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 THÁNG 10 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 THÁNG 10
A. Kiểm tra viết
I. Chính tả ( Nghe - viết): 5 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Người ăn xin (đoạn 1)
II. Tập làm văn (5 điểm) Em hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
B. Kiểm tra đọc: 10 điểm
I. Đọc- hiểu: (5 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
- Con vừa bảo gì ?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế ?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi
“phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhauđập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Cương xin mẹ đi học nghề gì?
a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn
2. Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
a. Để giúp đỡ mẹ.
b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.
3. Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
a. Để Cương đi học ngay.
b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
4. Nội dung chính của bài này là gì?
a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
b.Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.
5. Tiếng “thoảng” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần, thanh và âm đầu b.Chỉ có vần c.Chỉ có thanh và âm đầu
6. Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức?
a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức
7. Câu “Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. ” gồm có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?
a. 3 danh từ chung 2 danh từ riêng
b. 2 danh từ chung 3 danh từ riêng
c. 1 danh từ chung 2 danh từ riêng
8. Câu: “Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.” Có mấy danh từ?
a. 2 danh từ b. 3 danh từ c. 4 danh từ
II. Đọc thành tiếng (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc bài Trung thu độc lập và trả lời một số câu hỏi.
Đáp án
A. Kiểm tra viết
I. Chính tả (5 điểm)
+ Yêu cầu: Học sinh viết đúng tên bài và đoạn viết theo yêu cầu của đề. Viết đúng tốc độ, đúng mẫu chữ, đúng chính tả, đúng cỡ chữ, viết sạch đẹp, đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ, không sai chính tả.
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
*Lưu
A. Kiểm tra viết
I. Chính tả ( Nghe - viết): 5 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Người ăn xin (đoạn 1)
II. Tập làm văn (5 điểm) Em hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
B. Kiểm tra đọc: 10 điểm
I. Đọc- hiểu: (5 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
- Con vừa bảo gì ?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế ?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi
“phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhauđập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Cương xin mẹ đi học nghề gì?
a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn
2. Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
a. Để giúp đỡ mẹ.
b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.
3. Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
a. Để Cương đi học ngay.
b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
4. Nội dung chính của bài này là gì?
a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
b.Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.
5. Tiếng “thoảng” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần, thanh và âm đầu b.Chỉ có vần c.Chỉ có thanh và âm đầu
6. Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức?
a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức
7. Câu “Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. ” gồm có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?
a. 3 danh từ chung 2 danh từ riêng
b. 2 danh từ chung 3 danh từ riêng
c. 1 danh từ chung 2 danh từ riêng
8. Câu: “Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.” Có mấy danh từ?
a. 2 danh từ b. 3 danh từ c. 4 danh từ
II. Đọc thành tiếng (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc bài Trung thu độc lập và trả lời một số câu hỏi.
Đáp án
A. Kiểm tra viết
I. Chính tả (5 điểm)
+ Yêu cầu: Học sinh viết đúng tên bài và đoạn viết theo yêu cầu của đề. Viết đúng tốc độ, đúng mẫu chữ, đúng chính tả, đúng cỡ chữ, viết sạch đẹp, đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ, không sai chính tả.
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
*Lưu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hồng Nhung
Dung lượng: 25,89KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)