đề thi môn ngữ văn lớp 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: đề thi môn ngữ văn lớp 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2011 - 2012.
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (6 điểm) Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 dòng trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn dưới đây.
“…..Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Câu 2: (14 điểm)
Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến?
------------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2011 - 2012.
Câu 1. (6 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức: (4,5 điểm)
Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn, học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau về ý nghĩa của con đường:
- Ý nghĩa thật: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có... (1,5, đ)
- Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người “hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tinh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo.”( 3.5 đ)
* Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)
- Học sinh biết viết một đoạn văn khoảng từ 10 đến 12 dòng dưới nhiều hình thức: Tự sự, biểu cảm, nghị luận nêu được cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn trên.
- Câu văn mạch lạc, trôi chảy, diễn đạt tốt.
- Không viết quá dài so với yêu cầu đề bài.
Câu 2 (14 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Về kỹ năng: Vận dụng kiểu bài nghị luận để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề (Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong Kiến)
Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; văn viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc.
b. Về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày tuy nhiên cần đạt được các nội dung sau:
- Giới thiệu được một cách khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du).
- Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật về thân phận và vẻ đẹp:
+ Thân phận: Thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm (dẫn chứng)
+ Vẻ đẹp: Vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát vọng tình yêu, hạnh phúc và quyền sống (dẫn chứng) => Vẻ đẹp của Vũ Nương, Thúy Kiều là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến.
- Qua hai nhân vật cảm nhận được giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.
c. Hình thức.
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc…..
- Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: 51,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)