đề thi môn lý vào thpt chuyên Hưng Yên 2007
Chia sẻ bởi Lương Anh Đức |
Ngày 15/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: đề thi môn lý vào thpt chuyên Hưng Yên 2007 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng Yên
--------------------------
Đề chính thứC .
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên
năm học 2007 - 2008
Môn: Vật lý
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 18 tháng 7 năm 2007
----------------------------------------------
A. phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất vào tờ bài làm của mình.
Câu 1: Một người đi xe đạp, nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h; nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
A.13,2 km/h B.13,6 km/h C.14,4 km/h D.15,0 km/h
Câu 2: Người ta đổ nước đang sôi vào một bình chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của nước trong bình sau đó là 500C. Lượng nước sôi đã đổ vào bình là:
A.0,3 lít B.0,4 lít C. 0,45 lít D. 0,5 lít
Câu 3: Một bóng đèn có ghi 220V- 75W. Mắc đèn vào mạng điện 220V, nếu mỗi ngày thắp đèn 4h, giá mỗi kWh là 800đ thì trong một tháng(30 ngày) phải trả số tiền điện là:
A. 6000 đ B. 7200 đ C. 7500đ D. 8000 đ
Câu 4: Trường hợp nào sau đây trong vòng dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng:
A. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây rất lớn.
B. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây biến thiên.
C. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây nhỏ.
D. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây không đổi.
Câu 5: Một đường dây dùng để tải đi xa một công suất điện không đổi, hao phí điện năng trên đường dây không đổi khi:
A. Tăng hiệu điện thế hai lần và giảm tiết diện của dây hai lần.
B. Giảm hiệu điện thế hai lần và tăng tiết diện của dây hai lần.
C. Tăng hiệu điện thế bốn lần và giảm tiết diện của dây hai lần
D. Tăng hiệu điện thế hai lần và giảm tiết diện của dây bốn lần
Câu 6: ở mắt, tiêu cự của thuỷ tinh thể lớn nhất khi:
A. Mắt quan sát một vật đặt ở điểm cực cận
B. Mắt quan sát một vật đặt ở điểm cực viễn
C. Mắt quan sát một vật đặt ở phía trong điểm cực cận
D. Mắt quan sát một vật đặt trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt
Câu 7: Để mắt một người nhìn rõ một vật thì phải đặt vật:
A. Trong khoảng từ cực cận đến mắt
B. Ngoài điểm cực cận của mắt
C. Trong điểm cực viễn của mắt
D. Trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt
Câu 8: Để có ánh sáng trắng ta phải trộn một cách thích hợp các ánh sáng có màu:
A. đỏ, vàng, lục C. vàng, lục, lam
B. đỏ, lam, lục D. đỏ, vàng, lam
Bài 2: (1,0 điểm): Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (……) trong các câu sau. Sau đó ghi từ hoặc cụm từ đó vào tờ bài làm của mình.
a) Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ, chùm tia ló ……
b) Một vật nhỏ đặt trên trục chính phía trong tiêu điểm của thấu kính hội tụ, ảnh ……
c) Một vật nhỏ đặt trên trục chính phía ngoài tiêu điểm của thấu kính hội tụ, ảnh ……
d) Một điểm sáng đặt tại tiêu điểm của một thấu kính hội tụ ……
e) Đặt một ngọn nến trước một thấu kính, đặt mắt sau thấu kính để quan sát thấy …… nếu thấu kính đó là thấu kính hội tụ; ta thấy …… nếu thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Bài 3: (1,0điểm) Em hãy ghép mỗi thành phần ở cột bên trái với mỗi thành phần tương ứng ở cột bên phải để thành một câu đúng. Sau đó ghi câu trả lời vào tờ bài làm của mình.
1/ Một vật đặt trước một thấu kính phân kì ảnh của vật qua kính
2/ Một vật đặt trước một thấu kính hội tụ ảnh của vật qua kính
3/ ảnh ảo của một vật qua một thấu kính hội tụ
4/ ảnh ảo của một vật qua một thấu kính phân kì
5/ ảnh thật của một vật qua một thấu kính
a) có thể là ảnh thât, có thể là ảnh ảo
b) luôn là ảnh ảo
c) ngược chiều với vật
d) nhỏ hơn vật
e) lớn hơn vật
B. phần tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ (hình 1). Nguồn điện không đổi UMN=150V, Ro=2, đèn Đ có công suất định mức P =180W (IĐ định mức nhỏ hơn 6A), Rb là biến trở.
1/ Để đèn Đ sáng bình thường phải cho Rb=18. Tính hiệu điện thế định mức của đèn?
2/ Mắc song song đèn Đ với một đèn nữa giống hệt nó. Hỏi để cả 2 đèn cùng sáng bình thường phải tăng hay giảm Rb và tăng hay giảm bao nhiêu?
3/ Với nguồn và sơ đồ mạch điện trên có thể thắp sáng tối đa bao nhiêu đèn như đèn Đ?
Bài 2: (2,0 điểm) Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu chứa mo=100g nước ở nhiệt độ to=200C. Bắt đầu có các giọt nước nóng nhỏ vào nhiệt lượng kế một cách đều đặn, nhiệt độ các giọt nước nóng này như nhau. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế vào số giọt nước nóng nhỏ vào bình (hình 2)
Hãy xác định nhiệt độ của các giọt nước nóng và khối lượng của mỗi giọt nước, xem rằng khối lượng của các giọt nước là như nhau và sự cân bằng nhiệt được thiết lập ngay sau khi giọt nước nhỏ xuống. Bỏ qua sự mất nhiệt vào không khí và vào nhiệt lượng kế.
Bài 3: (1,0 điểm) Một cân đĩa, trên đĩa cân bên trái có một bình chứa nước, bên phải là một giá đỡ có treo vật A bằng một sợi dây mảnh, nhẹ. Khi vật A chưa chạm nước thì cân thăng bằng. Nối dài sợi dây để vật A chìm hoàn toàn trong nước và không chạm đáy, trạng thái cân bằng của cân bị phá vỡ.
Hỏi phải đặt quả cân có trọng lượng bao nhiêu và vào đĩa cân nào để cân được thăng bằng trở lại. Cho biết thể tích của vật A là V=2cm3, trọng lượng riêng của nước d=10000 N/m3.
Bài 4: (1,0 điểm) Cho một ống thuỷ tinh hình chữ U rỗng, hở 2 đầu, một cốc đựng nước nguyên chất, một cốc đựng dầu ( không hoà tan với nước), một thước chia độ tới mm. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của dầu?
---------------Hết---------------
Họ tên thí sinh:………………………………..
Số báo danh:…………..Phòng thi số:………
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1
Hưng Yên
--------------------------
Đề chính thứC .
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên
năm học 2007 - 2008
Môn: Vật lý
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 18 tháng 7 năm 2007
----------------------------------------------
A. phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất vào tờ bài làm của mình.
Câu 1: Một người đi xe đạp, nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h; nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
A.13,2 km/h B.13,6 km/h C.14,4 km/h D.15,0 km/h
Câu 2: Người ta đổ nước đang sôi vào một bình chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của nước trong bình sau đó là 500C. Lượng nước sôi đã đổ vào bình là:
A.0,3 lít B.0,4 lít C. 0,45 lít D. 0,5 lít
Câu 3: Một bóng đèn có ghi 220V- 75W. Mắc đèn vào mạng điện 220V, nếu mỗi ngày thắp đèn 4h, giá mỗi kWh là 800đ thì trong một tháng(30 ngày) phải trả số tiền điện là:
A. 6000 đ B. 7200 đ C. 7500đ D. 8000 đ
Câu 4: Trường hợp nào sau đây trong vòng dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng:
A. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây rất lớn.
B. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây biến thiên.
C. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây nhỏ.
D. Số đường sức qua tiết diện S của vòng dây không đổi.
Câu 5: Một đường dây dùng để tải đi xa một công suất điện không đổi, hao phí điện năng trên đường dây không đổi khi:
A. Tăng hiệu điện thế hai lần và giảm tiết diện của dây hai lần.
B. Giảm hiệu điện thế hai lần và tăng tiết diện của dây hai lần.
C. Tăng hiệu điện thế bốn lần và giảm tiết diện của dây hai lần
D. Tăng hiệu điện thế hai lần và giảm tiết diện của dây bốn lần
Câu 6: ở mắt, tiêu cự của thuỷ tinh thể lớn nhất khi:
A. Mắt quan sát một vật đặt ở điểm cực cận
B. Mắt quan sát một vật đặt ở điểm cực viễn
C. Mắt quan sát một vật đặt ở phía trong điểm cực cận
D. Mắt quan sát một vật đặt trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt
Câu 7: Để mắt một người nhìn rõ một vật thì phải đặt vật:
A. Trong khoảng từ cực cận đến mắt
B. Ngoài điểm cực cận của mắt
C. Trong điểm cực viễn của mắt
D. Trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt
Câu 8: Để có ánh sáng trắng ta phải trộn một cách thích hợp các ánh sáng có màu:
A. đỏ, vàng, lục C. vàng, lục, lam
B. đỏ, lam, lục D. đỏ, vàng, lam
Bài 2: (1,0 điểm): Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (……) trong các câu sau. Sau đó ghi từ hoặc cụm từ đó vào tờ bài làm của mình.
a) Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ, chùm tia ló ……
b) Một vật nhỏ đặt trên trục chính phía trong tiêu điểm của thấu kính hội tụ, ảnh ……
c) Một vật nhỏ đặt trên trục chính phía ngoài tiêu điểm của thấu kính hội tụ, ảnh ……
d) Một điểm sáng đặt tại tiêu điểm của một thấu kính hội tụ ……
e) Đặt một ngọn nến trước một thấu kính, đặt mắt sau thấu kính để quan sát thấy …… nếu thấu kính đó là thấu kính hội tụ; ta thấy …… nếu thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Bài 3: (1,0điểm) Em hãy ghép mỗi thành phần ở cột bên trái với mỗi thành phần tương ứng ở cột bên phải để thành một câu đúng. Sau đó ghi câu trả lời vào tờ bài làm của mình.
1/ Một vật đặt trước một thấu kính phân kì ảnh của vật qua kính
2/ Một vật đặt trước một thấu kính hội tụ ảnh của vật qua kính
3/ ảnh ảo của một vật qua một thấu kính hội tụ
4/ ảnh ảo của một vật qua một thấu kính phân kì
5/ ảnh thật của một vật qua một thấu kính
a) có thể là ảnh thât, có thể là ảnh ảo
b) luôn là ảnh ảo
c) ngược chiều với vật
d) nhỏ hơn vật
e) lớn hơn vật
B. phần tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ (hình 1). Nguồn điện không đổi UMN=150V, Ro=2, đèn Đ có công suất định mức P =180W (IĐ định mức nhỏ hơn 6A), Rb là biến trở.
1/ Để đèn Đ sáng bình thường phải cho Rb=18. Tính hiệu điện thế định mức của đèn?
2/ Mắc song song đèn Đ với một đèn nữa giống hệt nó. Hỏi để cả 2 đèn cùng sáng bình thường phải tăng hay giảm Rb và tăng hay giảm bao nhiêu?
3/ Với nguồn và sơ đồ mạch điện trên có thể thắp sáng tối đa bao nhiêu đèn như đèn Đ?
Bài 2: (2,0 điểm) Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu chứa mo=100g nước ở nhiệt độ to=200C. Bắt đầu có các giọt nước nóng nhỏ vào nhiệt lượng kế một cách đều đặn, nhiệt độ các giọt nước nóng này như nhau. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế vào số giọt nước nóng nhỏ vào bình (hình 2)
Hãy xác định nhiệt độ của các giọt nước nóng và khối lượng của mỗi giọt nước, xem rằng khối lượng của các giọt nước là như nhau và sự cân bằng nhiệt được thiết lập ngay sau khi giọt nước nhỏ xuống. Bỏ qua sự mất nhiệt vào không khí và vào nhiệt lượng kế.
Bài 3: (1,0 điểm) Một cân đĩa, trên đĩa cân bên trái có một bình chứa nước, bên phải là một giá đỡ có treo vật A bằng một sợi dây mảnh, nhẹ. Khi vật A chưa chạm nước thì cân thăng bằng. Nối dài sợi dây để vật A chìm hoàn toàn trong nước và không chạm đáy, trạng thái cân bằng của cân bị phá vỡ.
Hỏi phải đặt quả cân có trọng lượng bao nhiêu và vào đĩa cân nào để cân được thăng bằng trở lại. Cho biết thể tích của vật A là V=2cm3, trọng lượng riêng của nước d=10000 N/m3.
Bài 4: (1,0 điểm) Cho một ống thuỷ tinh hình chữ U rỗng, hở 2 đầu, một cốc đựng nước nguyên chất, một cốc đựng dầu ( không hoà tan với nước), một thước chia độ tới mm. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của dầu?
---------------Hết---------------
Họ tên thí sinh:………………………………..
Số báo danh:…………..Phòng thi số:………
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Anh Đức
Dung lượng: 1,68MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)